Ông Đinh Văn Diện chăm sóc vườn cam.

Ông Đinh Văn Diện chăm sóc vườn cam.

(HBĐT) - Những ngày này, dù đã cuối vụ nhưng về Cao Phong dọc QL 6, nhiều điểm vẫn bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua, bán tấp nập. Cùng cán bộ Hội NCT huyện Cao Phong, chúng tôi có mặt tại Nhà văn hoá khu II, thị trấn Cao Phong.

 

Đã thành lệ, từ nhiều năm nay, nhà văn hoá khu là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu kiến thức của người dân khu II. Tại đây, chúng tôi được gặp ông Đinh Văn Diện, một trong những hội viên làm kinh tế giỏi nhờ trồng cam lâu năm và có đóng góp tích cực xây dựng và gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong. Khác với hình dung về một ông chủ vườn giàu kinh nghiệm thường hay giấu bí quyết của mình, ông Diện khá cởi mở trong câu chuyện trồng cam. Vốn là công nhân của Nông trường Cao Phong trước đây nên ông Diện nắm khá chắc về kỹ thuật trồng cam. “Những năm bao cấp, công nhân chỉ làm công ăn lương theo hướng dẫn của kỹ thuật nên thu nhập không có, cuộc sống khó khăn, vất vả. Sau khi Nông trường Cao Phong thực hiện khoán sản phẩm, nông dân được thầu đất thâm canh đời sống của công nhân chuyển biến mạnh.  Năm đó, gia đình tôi nhận thầu khoán hơn 1 ha đất nhưng giống và vốn phải tự túc nên để đầu tư chăm sóc hơn 1 ha cam không hề đơn giản. Lúc đó, gia đình tôi chỉ duy trì được diện tích trồng rất nhỏ, còn lại cũng thâm canh thêm một số cây trồng khác, ngoài ra, tôi cũng xoay đủ nghề khác để kiếm sống” - ông Diện nhớ lại. Khó khăn giảm dần khi gia đình ông mạnh dạn xen canh nhiều giống cam mới bên cạnh giống cam truyền thống như cam Canh, quýt ngọt... Đặc biệt, để nâng cao năng suất, chất lượng cây cam, ông Diện đã chủ động tìm hiểu và học thêm kỹ thuật thâm canh nhiều giống cam mới cho năng suất, chất lượng cao. Từ hơn 1 ha ban đầu, ông Diện mạnh dạn mở rộng diện tích, đến nay, gia đình ông đã có hơn 2,6 ha cam, trong đó hơn 7.000 m2 đã cho thu hoạch. Trong đó, chủ yếu là 2 giống cam V2 và cam Canh. Vụ cam năm 2013, gia đình ông thu gần 30 tấn cam Canh và cam V2, với giá bán trung bình tại vườn là 40.000 đồng/kg, gia đình ông thu hơn 1 tỷ đồng.

Được mùa và được giá, với ông Diện đó chưa phải là mục đích cuối cùng, ông luôn trăn trở để xây dựng, gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong một cách bền vững. Để thực hiện được việc này, ngay từ những công việc sản xuất hàng ngày đến những lúc trao đổi kinh nghiệm với những chủ vườn khác, ông luôn thực hiện nghiêm quy trì sản xuất đảm bảo theo quy trình của VietGap. Bên cạnh đó, ông Diện tích cực giúp đỡ những chủ vườn mới lựa chọn, thẩm định chất lượng cam giống trên thị trường huyện để đảm bảo lựa được những giống cam chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, ông Diện luôn băn khoăn về tình trạng một số đại lý vẫn tiếp tục nhập cam ngoài về bày bán trên thị trường vào những tháng hết vụ cam. Chính hình thức kinh doanh này vô tình đã làm mất đi thương hiệu của cam Cao Phong.

 

 

                                                                   Phương Linh

 

Các tin khác


Điều chỉnh phụ tải, giảm áp lực cho lưới điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.

Hiệu quả từ mô hình hợp tác xã rau củ quả xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục