Trong khuôn khổ thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu vụ xuân năm nay, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) có 138 hộ tham gia với diện tích 11,3 ha đất lúa. Kết quả, năng suất lúa trong mô hình đạt 72,5 tạ/ha, lợi nhuận bình quân đạt 16,7 triệu đồng/ha/vụ.

Trong khuôn khổ thực hiện đề án xây dựng cánh đồng mẫu vụ xuân năm nay, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) có 138 hộ tham gia với diện tích 11,3 ha đất lúa. Kết quả, năng suất lúa trong mô hình đạt 72,5 tạ/ha, lợi nhuận bình quân đạt 16,7 triệu đồng/ha/vụ.

(HBĐT) - Xây dựng cánh đồng mẫu là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xác định rõ điều đó, UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện. Thành công bước đầu của đề án trong vụ xuân 2014 đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong lộ trình sản xuất nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn, bằng cách liên kết các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thành một chuỗi sản xuất giá trị cao, đặt tiền đề cho phát triển nông nghiệp hiện đại.

 

Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được triển khai bắt đầu từ vụ xuân năm 2014 với hình thức “cánh đồng lớn, trong đó có nhiều nông dân nhỏ”. Đây là hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất hiện nay. Theo đó, hình thành nhóm hộ sản xuất cùng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý đồng ruộng... tạo thành một chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn và có giá trị kinh tế cao. Đề án hướng tới 6 mục tiêu cụ thể: một là, thành lập mỗi xã một tổ HTX hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Hai là, định hướng cho công tác dồn điền - đổi thửa của huyện. Ba là, áp dụng KH-KT mới trong sản xuất (cụ thể là công nghệ mạ khay trong sản xuất lúa). Bốn là, xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp). Năm là, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cao hơn 15% so với phương thức sản xuất cũ. Sáu là, phấn đấu đến năm 2016 có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu.Hai là, định hướng cho công tác dồn điền - đổi thửa của huyện.   Ba là, áp dụng KH-KT mới trong sản xuất (cụ thể là công nghệ   mạ khay trong sản xuất lúa). Bốn là, xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp). Năm là, giảm chi phí sản xuất, tăng   thu nhập cao hơn 15% so với phương thức sản xuất cũ. Sáu là, phấn đấu đến năm 2016 có khoảng 190 ha lúa và 35 ha cây màu sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu.

 

Đồng chí Bùi Đăng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban điều hành thực hiện đề án cánh đồng mẫu huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện xác định tiêu chí “cánh đồng mẫu” phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, KT-XH, hạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện cho nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khi tham gia. Theo đó, “cánh đồng mẫu” được quy hoạch gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu phục vụ sản xuất 3 vụ/năm hợp lý theo hướng: vụ xuân trung, xuân muộn - vụ mùa sớm, mùa trung - vụ đông hàng hóa.

 

Theo kế hoạch đề ra, đề án xây dựng cánh đồng mẫu huyện Kỳ Sơn được thực hiện từ tháng 12/2013 - 12/2016 tại 3 xóm Nút (xã Dân Hạ), Can 1 (xã Độc Lập) và Ngọc Xạ (xã Hợp Thành). Trong vụ xuân 2014 đã có 243 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình gồm 138 hộ tại xóm Nút, 56 hộ xóm Can 1 và 49 hộ xóm Ngọc Xạ, tổng diện tích  23,34 ha. Sau khi thống nhất nội dung thực hiện, các xã thành lập Ban quản trị HTX, các hộ tham gia phân vùng, đăng ký diện tích, đóng cọc, phá bờ để dồn điền - đổi thửa và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên diện tích của gia đình mình. Với hình thức “3 cùng” (cùng giống, cùng thời vụ, cùng áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh) các hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu đã được tiếp cận với quy trình sản xuất lúa áp dụng KH-KT tiên tiến, nắm được kỹ thuật làm mạ khay, ghi chép nhật ký sản xuất, quản lý dịch hại trên cây lúa vụ xuân, sử dụng đúng thuốc BVTV giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong nông sản... Đặc biệt, với hình thức liên kết “4 nhà”, các bên tham gia mô hình đều được thụ hưởng các lợi ích thiết thực, trong đó, nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho cây trồng.

 

Đánh giá hiệu quả thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu trong vụ xuân năm nay, Ban điều hành đề án huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong vụ đầu tiên thực hiện, đề án bước đầu tạo được sự đồng thuận cao của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và nông dân. Các tổ HTX sau khi được thành lập đã đi vào hoạt động ổn định, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (áp dụng công nghệ làm mạ khay) giúp giảm chi phí về giống, giảm diện tích đất làm mạ, giảm chi phí trung bình 6,4 triệu đồng/ha/vụ (tương đương khoảng 150 triệu đồng/23,34 ha/vụ/3 tổ HTX) và tuyên truyền cho các hộ nông dân tích cực tham gia dồn điền. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 10,92 - 13,51 triệu đồng/ha/vụ, trong khi đó, giá thành giảm so với ngoài mô hình khoảng 1.400 - 1.900 đồng/kg thóc. Nguyên nhân chính là do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất (lúa lai đạt năng suất bình quân 67-73 tạ/ha, lúa thuần đạt 68,8 tạ/ha), đồng thời giảm chi phí sản xuất (nhờ giảm được giá thành của giống, lượng giống xạ, số lần phun thuốc BVTV...). Bên cạnh đó, các hộ nông dân tham gia mô hình đã được cung cấp những kiến thức tổng quan về thực hiện mô hình cánh đồng mẫu. Đây là những kiến thức hữu ích giúp nông dân có thể tự thực hành, phát triển và thực hiện mô hình trong thời gian tới. Với kết quả đạt được, đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có sự khởi đầu tốt, tạo tiền đề tích cực cho lộ trình sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dự kiến, trong vụ mùa năm nay, huyện Kỳ Sơn tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu trên diện tích 38 ha; đến năm 2015 duy trì và phát triển diện tích lúa theo mô hình và triển khai thêm 10-15 ha cây vụ đông; từ năm 2016 trở đi, các nơi đánh giá và chủ động nhân rộng mô hình.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục