Nhà thầu tập trung thi công QL 12B, đoạn qua thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phấn đấu thông tuyến trong năm 2014.

Nhà thầu tập trung thi công QL 12B, đoạn qua thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phấn đấu thông tuyến trong năm 2014.

(HBĐT) - Trong bối cảnh về kinh tế, thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, thu ngân sách Nhà nước năm 2014 dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu dự toán nhưng không có “đột phá”, ảnh hưởng lớn đến điều hành ngân sách địa phương. 6 tháng đầu năm, thu ngân sách địa phương ước thực hiện 4.417 tỷ đồng, bằng 70% dự toán Chính phủ, 66% so với Nghị quyết HĐND tỉnh; chi ngân sách địa phương 3.797 tỷ đồng, bằng 60% dự toán Chính phủ giao, bằng 57% so với NQ HĐND tỉnh. 6 tháng năm 2014, ước thu NSNN của tỉnh đạt 942 tỷ đồng, đạt 55% dự toán Chính phủ, 55% so với NQ HĐND; dự kiến năm nay, tỉnh sẽ hoàn thành dự toán thu NSNN nhưng không có đột phá.

 

Theo Sở Tài chính, năm nay, khả năng hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách T.Ư rất hạn chế, trong khi đó số thu NSNN trên địa bàn chỉ bảo đảm tiến độ dự toán, khả năng tăng thu thấp. Mặt khác, năm nay là năm thứ 4 thời kỳ ổn định ngân sách (2011-2015), ngoài các nhiệm vụ, chính sách do T.Ư ban hành, việc phát sinh các chương trình, dự án, nhiệm vụ hoặc tăng chi các chế độ, chính sách từ nguồn ngân sách địa phương rất khó khăn. Hiện, áp lực nợ ngân sách của tỉnh rất lớn. Cụ thể, vốn vay tín dụng ưu đãi 425 tỷ đồng; vốn vay kho bạc còn nợ 47 tỷ đồng, vốn tạm ứng ngân sách tỉnh cho các công trình, dự án 336 tỷ đồng. Trong khi đó, thu tiền sử dụng đất 6 tháng đầu năm mới đạt 25% dự toán (34,3/137 tỷ đồng), số thu điều tiết cho ngân sách tỉnh mới đạt 6% dự toán (6 tỷ đồng). Theo đó, việc chi từ nguồn thu sử dụng đất không thể thực hiện được, trong khi đó ngân sách phải bố trí trả nợ vốn vay 41,8 tỷ đồng.

 

Trước thực tế này cho thấy, cùng với tăng cường rà soát tập trung triển khai các giải pháp tăng cường thu NSNN để bổ sung nguồn thu, các cơ quan chức năng đang đề xuất UBND tỉnh triển khai những giải pháp mạnh điều hành chi ngân sách những tháng cuối năm nay. Trong đó, chỉ đạo các ngành, các cấp nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về điều hành ngân sách, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi theo thứ tự tưu tiên và chỉ thực hiện chi trong phạm vi nguồn được hưởng theo phân cấp và dự toán giao; không bổ sung dự toán cho các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách, tiết kiệm các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước; không đề nghị bổ sung dự toán để mua tài sản, xe ô tô theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính. Sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư vốn ODA, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn  bổ sung, hỗ trợ của T.Ư, nguồn dự phòng ngân sách các cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác. Khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, không hiệu quả trong triển khai và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án nhiệm vụ, không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách địa phương khi chưa xác định nguồn bảo đảm. Các đơn vị sử dụng ngân sách, huyện, thành phố chủ động điều hành nhiệm vụ chi trong dự toán được giao, chỉ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách, thiên tai, dịch bệnh... Đồng thời chủ động cân đối ngân sách để bảo đảm thực hiện chi lương, chế độ, chính sách và an sinh xã hội. Đặc biệt, các cấp ngân sách, huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT-TTg và văn bản của UBND tỉnh về việc tăng cường đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn NSNN. Theo đó, các sở, ngành chức năng đang đề xuất giải pháp kiên quyết không bàn giao dự án mới cho chủ đầu tư, ban quản lý có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán, không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán được tham gia đấu thầu dự án mới.

 

 

                                                                                           L.C

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục