Bể nước tập trung được xây dựng tại xã Nam Sơn (Tân Lạc) tạo điều kiện cho nhân dân được dùng nước hợp vệ sinh.

Bể nước tập trung được xây dựng tại xã Nam Sơn (Tân Lạc) tạo điều kiện cho nhân dân được dùng nước hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, các ngành tích cực phối hợp triển khai thực hiện. Hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng KT-XH khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo từng bước ổn định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo 21,73%, tương ứng với 43.263 hộ nghèo, đến cuối năm 2013 còn 18,7%, tương ứng với 38.043 hộ nghèo, giảm 3,03% so với năm 2012.

 

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung như cho hộ nghèo vay vốn tín dụng, dạy nghề tạo việc làm, khám - chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo đã được triển khai đạt kết quả tích cực. Đảm nhiệm cho vay hộ nghèo, Ngân hàng CSXH đang thực hiện 5 chương trình tín dụng phục vụ người nghèo vay vốn, đó là, cho vay hộ nghèo, cho vay HS-SV theo Quyết định 157/QĐ-TTg; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/QĐ-TTg và Quyết định 54/QĐ-TTg. Tính đến tháng 5, dư nợ cho hộ nghèo vay vốn các chương trình tín dụng trên 852,6 tỉ đồng, chiếm 47,6% tổng dư nợ với 70.217 hộ nghèo vay vốn, chiếm 50,4% khách hàng vay vốn Ngân hàng CSXH. Công tác đầu tư nguồn vốn được ngân hàng ưu tiên vùng sâu, xa, địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Hàng năm, nguồn vốn đã tạo việc làm mới cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã có trên 17.000 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, 13.566 công trình NS&VSMTNT được xây mới, 19.584 HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học Trong 4 năm qua, nhiều mô hình giảm nghèo được triển khai nhận rộng với kinh phí 2 tỉ đồng như mô hình chăn nuôi lợn thịt cho hộ nghèo tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc), nuôi gà thả đồi tại các xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ), Kim Tiến (Kim Bôi) và 2 huyện Cao Phong, Lạc Sơn, nuôi ngan thịt tại xã Lỗ Sơn (Tân Lạc)  Qua việc triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong giai đoạn 2010-2013 đã có 12.835 lao động nông thôn, trong đó có 2.047 người thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề miễn phí, số lao động sau đào tạo được tạo việc làm 9.375 người, chiếm 73%. 

 

Thông qua đầu tư của các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng các xã vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được cải thiện. 100% xã chương trình giảm nghèo có đường ô tô đến trung tâm xã, điện sinh hoạt, có trường tiểu học và THCS, 98,6% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, 100% xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế từng bước được đầu tư xây dựng khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách ưu đãi như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ giống cây trồng Bên cạnh đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, các hộ nghèo được quan tâm chăm sóc y tế, khám - chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ tiền điện, tiền tết. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 5/2014 đã có 2.146.742 lượt người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí khoảng 700 tỉ đồng. Trong 3 năm 2011-2013 đã hỗ trợ tiền điện cho 154.239 lượt hộ nghèo với mức 30.000 đồng/hộ/tháng với tổng kinh phí 55,53 tỉ đồng. Với mức hỗ trợ 200.000 đồng/hộ trong năm Nhâm Thìn và 300.000 đồng/hộ trong các năm Quý Tỵ, Tân Mão, Giáp Ngọ, 4 năm qua đã có 168.723 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền tết với tổng kinh phí trên 47,9 tỉ đồng.

 

Kết quả đạt được từ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã góp phần ổn định đời sống kinh tế, nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho người dân, góp phần tích cực trong giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng.

 

 

 

                                                                                   Vũ Hà

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục