Sản phẩm cam, quýt Cao Phong được thị trường ưa chuộng nhưng mới chỉ được tiêu thụ tại một số thị trường nhỏ lẻ, chưa có cơ hội đi xa hơn nên giá trị kinh tế không cao như kỳ vọng.

Sản phẩm cam, quýt Cao Phong được thị trường ưa chuộng nhưng mới chỉ được tiêu thụ tại một số thị trường nhỏ lẻ, chưa có cơ hội đi xa hơn nên giá trị kinh tế không cao như kỳ vọng.

(HBĐT) - Cụ thể hóa quy hoạch vùng sản xuất cam; đầu tư cho công tác khuyến nông, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật; huy động nguồn vốn trung hạn với lãi suất thấp để phát triển trồng cam; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… Đó là những giải pháp quan trọng đã được UBND huyện Cao Phong hoạch định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm cam, quýt Cao Phong, hướng tới mục tiêu sản xuất hàng hóa mang giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

 

Huyện Cao Phong có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cây ăn quả có múi trong đó chủ lực là cây cam và quýt. Trên địa bàn huyện, hai loại cây này đã được trồng từ những năm 1960, đến nay trở thành cây trồng mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế nổi bật so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện, trong tổng diện tích trên 1.100 ha cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong, có khoảng 920 ha trồng cam, quýt, diện tích trong thời kỳ kinh doanh khoảng 500 ha. Toàn bộ diện tích này đang được trồng các loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, điển hình như cam Xã Đoài, cam V2, cam CS1, cam đường canh, quýt Ôn Châu… Do đó cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, mang lại mức thu bình quân khoảng 500-600 triệu đồng/ha. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ có khoảng 1.800 ha cam, quýt các loại được trồng ở tất cả các xã với sản lượng 20.000 tấn trở lên. Với giá trị kinh tế nổi bật, sự phát triển mạnh của cây cam và quýt được kỳ vọng sẽ là bước đột phá quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong.      

 

Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao cho người lao động nhưng việc đầu tư phát triển cây cam, quýt gặp phải những thách thức không nhỏ. Có thể đề cập đến ba thách thức quan trọng là nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác và thị trường tiêu thụ. Để hỗ trợ người lao động vượt qua thách thức, UBND huyện đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, với nỗ lực nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm cam, quýt Cao Phong, huyện xác định giải pháp quan trọng hàng đầu là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2007, sản phẩm cam, quýt Cao Phong đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp “Nhãn hiệu thương mại”, Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong được giao quản lý và khai thác nhãn hiệu này. Sau đó, để duy trì được chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, năm 2012, Sở KH&CN thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, dự kiến sẽ đăng ký xong trong năm 2014. 

 

Cùng với những giải pháp về xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường cho sản phẩm cam, quýt, huyện Cao Phong xác định cần chú trọng triển khai các giải pháp về khuyến nông, đầu tư KHCN để củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, huyện đang khẩn trương xúc tiến sản xuất cam Cao Phong theo Tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra sản phẩm cam Cao Phong có thương hiệu, đạt chất lượng VSATTP cung cấp cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Mặt khác, bám sát các nghị quyết, quyết định quan trọng về thúc đẩy phát triển sản xuất, huyện đã thực hiện tốt quản lý, xây dựng chiến lược tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước thực hiện cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện. Bằng nguồn kinh phí trích từ ngân sách (khoảng 800 triệu đồng mỗi năm), UBND huyện Cao Phong đã giao các cơ quan chuyên môn xây dựng các mô hình trình diễn và hỗ trợ cây giống, đồng thời tổ chức lớp tập huấn, dạy nghề về kỹ thuật trồng, chăm sóc cam, quýt cho nông dân, tổ chức các cuộc hội thảo về hợp tác đầu tư… nhằm hỗ trợ phát triển diện tích vùng cây ăn quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường. Đây là những bước đi chắc chắn giúp huyện Cao Phong nâng cao hiệu quả kinh tế cho hai sản phẩm mũi nhọn là cam và quýt, từ đó khai thác tốt thế mạnh về sản xuất cây ăn quả có múi, tạo ra, những chuyển biến mạnh mẽ về lượng và chất cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

 

 

 

                                                                     Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục