(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của Hội Nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon. Đây là một trong những hộ nông dân SX-KD giỏi tiêu biểu của huyện Lương Sơn.

 

Chị Bùi Thị Thuận là chủ cơ sở sản xuất gạch block của gia đình cho biết: Gia đình bắt đầu mở xưởng sản xuất gạch từ năm 2008, lúc đó vét sạch vốn liếng trong nhà chỉ có trên 50 triệu đồng nên phải vay thêm 20 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của thanh niên để có đủ 75 triệu mua máy ép gạch và các dụng cụ phục vụ sản xuất. Từ khi mở xưởng đến nay, ngày nào xưởng sản xuất gạch của gia đình cũng duy trì hoạt động sản xuất đều đặn. Hiện tại, xưởng có 7 công nhân làm việc, bình quân mỗi ngày sản xuất khoảng 3.000 viên gạch. Những người làm việc tại đây chủ yếu là phụ nữ trong xóm Đồng Bon. Các chị được trả công theo sản  phẩm. Bình quân mỗi công nhân có thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/ tháng.

 

Là cơ sở sản xuất có uy tín nên sản phẩm làm ra đến đâu khách hàng đặt mua ngay đến đó, giá bán mỗi viên gạch loại thường tại xưởng 1.700 đồng/viên, loại gạch đặt có giá từ 2.500 - 3.000 đồng/viên, tùy thuộc vào  tỷ lệ xi măng nhiều hay ít. Qua hoạch toán, sau khi trừ các khoản chi  phí mỗi viên gạch đem lại lợi nhuận khoảng 200 đồng. Như vậy, mỗi ngày sản xuất 3.000 viên gạch, gia đình chị có nguồn thu 600.000 đồng, nếu không mất điện và sản xuất đều mỗi tháng có thu nhập gần 20 triệu đồng. Tâm sự với chúng tôi, chị Thuận cho biết: Khó khăn lớn nhất mà cơ sở gặp phải là nguồn điện không ổn định nên nhiều phải sản xuất cả ban đêm mới đảm bảo đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng.

 

Không chỉ là chủ của cơ sở sản xuất gạch block làm ăn phát đạt, chị Bùi Thị Thuận còn là người vợ đảm đang, người mẹ hết lòng thương yêu con cái. Chồng chị hiện đang công tác tại UBND xã Cao Dương, các con đều đang đi học, vì vậy, mọi công việc từ quản lý xưởng gạch đến công việc đồng áng, nội trợ trong gia đình đều do chị đảm nhiệm. Được biết, ngoài duy trì hoạt động của xưởng sản xuất gạch blốc, gia đình chị còn đầu tư hệ thống nấu rượu bằng nồi hơi trị giá trên 100 triệu đồng, nấu hàng trăm lít rượu mỗi ngày cung cấp cho Công ty rượu ở Hà Nội, đồng thời  tận dụng nguồn bỗng rượu để chăn nuôi lợn thịt. Không dừng lại ở đó, hiện tại, gia đình chị Bùi Thị Thuận còn có 20 ha rừng keo đã trồng được 6 năm tuổi đang chuẩn bị cho thu hoạch để quay vòng trồng tiếp chu kỳ hai.

 

Từ một gia đình nông dân thuần túy, ở một vùng quê còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự năng động, sáng tạo của mình và đức tính chịu thương, chịu khó, gia đình chị Bùi Thị Thuận đã vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động.

 

 

                                                          Trần Trang  (Đài Lương Sơn)

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục