Đường GTNT xóm Bãi Bệ 1 được bê tông hóa ra tận ruộng, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa.

Đường GTNT xóm Bãi Bệ 1 được bê tông hóa ra tận ruộng, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa.

(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt cho biết: Xác định giao thông là đòn bẩy để phát triển, trong điều kiện nhiều khó khăn, những năm qua, huyện Cao Phong đã dành nguồn vốn đầu tư thỏa đáng, huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Cao Phong có 13 xã và thị trấn với 367,2 km đường giao thông các loại, bao gồm: 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 1145,3 km đường thôn, xóm, 123,5 km đường ngõ, thôn, xóm.

 

Trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng kinh phí đầu tư cho GTNT ở Cao Phong trên 171 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.Ư 69,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 49,7 tỷ đồng, ngân sách huyện 41,9 tỷ đồng, vốn góp của nhân dân 10 tỷ đồng, kiên cố hóa 89,2 km đường giao thông nông thôn, trong đó, rải nhựa 19,43 km, bê tông xi măng 69,77 km. Đến nay đã có 100% đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm các xã; 90,4% đường huyện đạt tiêu chuẩn loại A GTNT; 61,2% đường xã được cứng hóa, 62,2% đường thôn xóm được cứng hóa và 45,1% đường ngõ xóm được cứng hóa. Một số cầu ngầm quan trọng được kiến cố bảo đảm lưu thông an toàn.

 

Mạng lưới GTNT của huyện Cao Phong đã phủ rộng khắp và ngày càng cải thiện về chất lượng. Các tuyến đường liên xã Dũng Phong- Yên Lập- Yên Thượng, Dũng Phong- Tân Phong - Nam Phong được đầu tư và đi vào khai thác rất hiệu quả, thúc đầy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế. Nhiều dự án cải tạo mở mới hạ tầng giao thông đang được triển khai sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng GT của huyện. Tại nhiều xã, thôn, xóm ô tô có thể ra tận ruộng, vào tận vườn lấy hàng cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất, hinh thành vùng sản xuất hàng hóa.

 

Thời gian qua, cùng với nguồn lực đầu tư của ngân sách, huyện Cao Phong đã huy động rất tốt nguồn lực trong nhân dân và xã hội để phát triển hạ tầng giao thông. Hầu hết các xã đều hình thành phong trào hiến đất, góp công sức của người dân để làm đường GNTN. Trưởng xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong Bùi Văn Chử cho biết: Xóm có 160 hộ với 715 khẩu. 5 năm gần đây, Nhà nước hỗ trợ 210 triệu đồng làm GTNT, người dân đóng góp cát sỏi, công sức 63 triệu đồng để mở rộng và cứng hóa 1,8 km đường GTNT mặt đường rộng 3,5m, mỗi bên lề 1m.  Mỗi năm xóm huy động được 350 công lao động làm đường (50 triệu đồng). Ngoài ra, hưởng ứng phong trào làm giao thông nội đồng, đã có 67 hộ dân hiến 3.580 m2 đất, huy động khoảng 500 công lao động để làm đường, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện đi lại, thúc đẩy kinh tế phát triển xây dựng NTM. Thu  nhập bình quân của xóm đạt 27 triệu đồng, hộ nghèo còn 3,2%. Cao Phong cũng duy trì tốt công tác bảo trì, tu sửa nâng cấp hạ tầng giao thông, kéo dài tuổi thọ khai thác tuyến đường. Cùng với phát triển hạ tầng GT, Cao Phong chú trọng phát triển hạ tầng vận tải, hình thành tuyến xe khách Mỹ Đình - Cao Phong 2 chuyến/ngày, xe buýt Hòa Bình - Lạc Sơn, trên 50 xe vận tải hàng hóa, 80 xe công nông và trên 110 xe dưới 9 chỗ, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Đình Việt cho biết: Huyện đang chỉ đạo làm tốt công tác GPMB, tiếp tục huy động các nguồn vốn để phát triển hạ tầng GT-VT, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành các công trình đường Bắc Phong- Thung Nai, Bắc Phong- Tây Phong- Đông Phong- Tân Phong, nâng cấp một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI miền núi, 100% đường liên xã đạt tiêu chuẩn A- GTNT, 100% đường liên xóm được bê tông hóa, 70% hệ thống đường nội đồng được cứng hóa, xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ bến xe khách huyện tại xã Tây Phong, xây mới và cải tạo một số cầu và ngầm trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

 

 

 

                                                                                           LC

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục