Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm cam Cao Phong do có chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng.

Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm cam Cao Phong do có chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng.

(HBĐT) - Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu đông 2015, Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ nhất diễn ra tưng bừng và nhộn nhịp, thu hút hàng nghìn lượt người đến thăm quan, thưởng thức. Đây là lần đầu tiên huyện Cao Phong tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá cho sản phẩm cam của huyện – nông sản chất lượng cao đã tạo nên thương hiệu không thể trộn lẫn cho “vùng đất gió” Cao Phong.

 

Lễ hội Cam Cao Phong dự kiến sẽ được tổ chức thường niên vào giữa tháng 11, nhằm vinh danh, quảng bá cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong – nông sản đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của tỉnh ta được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Với việc tổ chức lễ hội, UBND huyện Cao Phong thể hiện quyết tâm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ và phát triển bền vững thương hiệu Cam Cao Phong. Đây cũng là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam trong và ngoài huyện đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường mới cho đặc sản “có một không hai” của địa phương.

 

Được biết, cây cam đã xuất hiện trên đất Cao Phong từ những năm 1960 và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đầu những năm 1970, Nông trường Cao Phong từng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu mỗi năm trên dưới 1.500 tấn cam quả. Hiện nay, toàn huyện Cao Phong có khoảng 1.700 ha cam, quýt, bưởi, trong đó chủ lực là cây cam với khoảng 750 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, ước sản lượng năm 2015 đạt trên 20.000 tấn, giá trị bình quân ước đạt 600 – 800 triệu đồng/ha. Cùng với việc phát triển quy mô sản xuất, chất lượng cam Cao Phong ngày càng được nâng cao do sử dụng các loại giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là do kỹ thuật canh tác, tập quán trồng cam với mức độ thâm canh cao của người dân. Nói như ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện: Sản phẩm cam Cao Phong là kết tinh của đất trời với sự nỗ lực phấn đấu, khao khát thành công của lòng người. Thế nên, chất lượng đặc sắc riêng có của cam Cao Phong xứng đáng đại diện cho mảnh đất và con người Cao Phong. Tự tin với sản phẩm của mình, huyện Cao Phong quyết tâm xây dựng thương hiệu cam Cao Phong trở thành một thương hiệu nông sản nổi bật của khu vực, có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường trong và ngoài nước.

 

Ông Phạm Văn Long nhấn mạnh: Chúng tôi xác định rằng, để cam Cao Phong đến với đông đảo người tiêu dùng cả nước và có cơ hội xuất khẩu, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc phát huy tốt chỉ dẫn địa lý, huyện Cao Phong đang quyết tâm thực hiện các giải pháp tạo chuỗi giá trị cho sản xuất cam chất lượng cao. Cụ thể, sẽ sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap, AseanGap, EuroGap, đảm bảo một quy trình sản xuất khép kín, hướng tới tiêu thụ sản phẩm tại chuỗi các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và xuất khẩu mang tính ổn định, bền vững.

 

Bám sát định hướng nâng cao chất lượng cho sản phẩm cam, hiện nay, huyện Cao Phong đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đặc biệt là các hộ trồng cam tiến hành trồng cam theo quy trình VietGap. Đến nay, đã có 106,47 ha cam, quýt Cao Phong được chứng nhận VietGap, sản lượng dự kiến 2.700 tấn/năm. Đây là diễn biến đầy thuyết phục cho thấy, người trồng cam Cao Phong đang nỗ lực vượt qua chính mình để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quyết tâm chinh phục những mục tiêu mới trên hành trình phát triển thương hiệu Cam Cao Phong. Về phía chính quyền địa phương, UBND huyện cam kết sẽ tạo cơ chế và các điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm cam theo đúng các nội dung đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Huyện sẽ luôn đồng hành với người trồng cam, tiếp tục hỗ trợ vốn, kỹ thuật, quản lý sử dụng đất hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap để đảm bảo sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” đáp ứng các điều kiện quy định về chất lượng, xuất xứ. Từ đó, duy trì danh tiếng của sản phẩm, đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng cam có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản hàng hóa chất lượng cao.

 

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục