HTX nông lâm nghiệp xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy chuyên sản xuất cây keo giống phục vụ cho nhu cầu trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện.

HTX nông lâm nghiệp xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy chuyên sản xuất cây keo giống phục vụ cho nhu cầu trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện.

(HBĐT) - Những năm qua, ngoài đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, huyện Lạc Thuỷ đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó, nổi bật là việc hình thành và duy trì hoạt động có hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác và HTX. Việc quan tâm phát triển loại hình kinh tế tập thể là biện pháp hữu hiệu giúp phát huy nguồn lao động dồi dào của khu vực nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM.

 

HTX Trung Sơn, xã Đồng Tâm hoạt động từ năm 2011 với ngành nghề chính là nuôi giống gà Ai Cập lai đẻ trứng thương phẩm. Với diện tích 7.000 m2 chuồng trại nuôi theo chuẩn an toàn sinh học, việc quản lý dịch bệnh của đàn gà thuận lợi hơn, giảm chi phí nhân công trong quá trình chăn nuôi, chăm sóc, trứng đẻ sạch, dễ bán, bình quân mỗi ngày thu 3.000 quả trứng trở lên. Qua 5 năm phát triển chăn nuôi quy mô từ 2.000 con đã phát triển ổn định 10.000 con/chu kỳ nuôi. Hiện HTX giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động có mức thu nhập từ 4,5-5 triệu đồng/tháng và 4 lao động thời vụ. Doanh thu của HTX đạt trên 600 triệu đồng/năm. Đây là HTX thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 được đánh giá hoạt động có hiệu quả trên địa bàn huyện.

 

Đến nay, huyện Lạc Thuỷ có 71 HTX, trong đó, 23 HTX phi nông nghiệp, 48 HTX dịch vụ nông nghiệp và 17 tổ hợp tác hoạt động theo đơn vị hành chính quy mô xã và thôn với tổng số trên 5.000 thành viên, thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các HTX cơ bản hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Với thu nhập của người dân dựa trên sản xuất nông nghiệp là chính nên hoạt động của các HTX nông - lâm nghiệp chủ yếu thực hiện dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển như dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thuỷ lợi, bảo vệ nội đồng, BVTV, thú y, dịch vụ cung ứng vật tư giống cây trồng - vật nuôi cho các hộ xã viên... Một số HTX, tổ hợp tác phi nông nghiệp tập trung vào các lĩnh vực may mặc, vận tải, chế tác đá cảnh, tín dụng... Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân thông qua hoạt động SX-KD của các HTX, tổ hợp tác đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó thực hiện như áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất hàng hoá; tạo sự liên kết dịch vụ sản xuất, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.

 

Tuy nhiên,  phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ thời gian qua cho thấy công tác này đang gặp phải những khó khăn. Trước hết, cấp uỷ và chính quyền một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong xây dựng NTM, do vậy thiếu chỉ đạo sâu sát, thiếu quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân thành lập các HTX, tổ hợp tác. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất nhỏ lẻ kéo dài lâu nay khiến người dân còn nặng tư tưởng tiểu nông, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, luôn lo ngại sẽ thất bại nên thiếu mạnh dạn trong đầu tư, góp vốn, tham gia các mô hình kinh tế tập thể. Điều này khiến các mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động cầm chừng do thiếu nhân lực, thiếu vốn, công cụ sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Đa số các HTX chưa có trụ sở làm việc hoặc nếu có thì đều mượn nơi làm việc là hội trường thôn xóm. Từ thực tế hoạt động, ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện cho rằng cần tiếp tục đổi mới nâng cao hoạt động của các HTX dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hạ giá thành, nâng cao chất lượng các khâu dịch vụ của các HTX... mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu. Xây dựng các tổ hợp tác, HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, hỗ trợ cho các xã viên phát triển kinh tế hộ theo hướng mở rộng ngành nghề, sản xuất TTCN, kinh doanh dịch vụ vận tải, các hoạt động tín dụng, thương mại. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho xã viên... 

 

Đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho rằng: Để kinh tế tập thể có nhiều cơ hội lợi thế phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần thay đổi tích cực diện mạo nông thôn, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong huyện phải xác định đúng vai trò của kinh tế tập thể, thấy được những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng NTM để từ đó có những cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển như hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng, đề ra các cơ chế chính sách về dồn điền, đổi thửa. Tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Tranh thủ tiếp cận ứng dụng chuyển giao các chương trình tiến bộ KH-KT vào sản xuất cho các HTX. Theo đó có chính sách thu hút, hỗ trợ các dn đầu tư chế biến, tiêu thụ các sản phẩm trong nông nghiệp, đặc biệt là các dn có đủ khả năng chế biến xuất khẩu.

 

 

                                                                           

                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục