(HBĐT) - Với 2.000 con gà Lương Phượng đẻ trứng ấp, mỗi ngày, gia đình anh Phạm Hồng Hà và chị Nguyễn Thị Sinh, xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thu được từ 1.400 - 1.600 quả trứng, cho thu nhập 150 triệu đồng /năm. Đây là trang trại nuôi gà có quy mô lớn nhất của xã Lâm Sơn.

 

Năm 1997, anh chuyển từ huyện Chương Mỹ (Hà Nội) lên đây lập nghiệp. Anh mua được mảnh đất tại xóm Kẽm rộng gần 2.000 m2 để sản xuất. Tại đây, vợ chồng anh đã khai hoang trồng cây ăn quả, chè. Sau bao năm vất vả cũng tích lũy được chút vốn, anh Hà bàn với vợ chuyển hướng làm ăn sang chăn nuôi. Qua tìm hiểu, anh nhận thấy nuôi gà Lương Phượng đẻ trứng là phù hợp nhất, năm 2000, gia đình anh Phạm Hồng Hà quyết định đầu tư nuôi gà. Anh đã tận dụng những thanh tre, luồng trên rừng để làm chuồng và chia ra từng khu. Năm đó, anh bắt 300 con gà giống với giá 6.000 đồng /con tại cơ sở ấp trứng huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, đàn gà nhiễm bệnh khiến anh tốn nhiều tiền mua thuốc về tiêm phòng và thất thoát đàn cũng khá nhiều. Không chịu khuất phục, anh đã mày mò nghiên cứu tìm hiểu về kỹ thuật nuôi và học hỏi thêm anh em, bạn bè  kinh nghiệm, nhờ vậy, anh đã nắm bắt và xử lý tốt được một số bệnh ở gà.

 

Sau khi có kinh nghiệm chăn nuôi,  mỗi năm anh lại tăng đàn. Từ khi bắt giống về nuôi cho đến 5 tháng, gà đủ trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Trang trại gà Lương Phượng đẻ trứng ấp được phối giống loại gà trống mía (gà trống ta) với tỷ lệ 1 trống, 10 mái. Giống gà Lương Phượng bắt đầu cho đẻ trứng từ tháng 1 -  7. Tuy nhiên, để gà đẻ trứng đều và chất lượng tốt người nuôi cần phải cho ăn đủ chất dinh dưỡng và vitamin...

 

Một ngày anh thu từ 1.400 - 1.600 quả trứng, gom lại cứ 4 ngày lại có cơ sở ấp trứng ở huyện Hoài Đức đến lấy. Với giá hiện tại 4.000 đồng /quả, có thời điểm được giá xuất bán 6.000 đồng /quả.

 

Đi thăm quan khu vực nuôi cách xa nhà ở vài chục mét, anh cho biết thêm: “Nuôi giống gà này, một năm cần thay lứa một lần nên vừa rồi tôi đã xuất bán được hơn 4 tạ gà thịt với giá 71.000 đồng /kg. Ngoài ra, trước khi bắt lứa khác về cần xử lý phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột xung quanh để phòng bệnh. Nền chuồng nuôi tôi sử dụng đệm lót sinh học nhằm tránh mùi hôi...

 

4 khu chuồng nuôi được anh làm rất đơn giản nhưng ấm áp về mùa đông và mát về mùa hè. Ngoài chăn nuôi, anh Hà còn tận dụng đất vườn trồng 1.000 m2 rau ngót, mỗi tháng từ bán rau cũng thu từ 5 - 7 triệu đồng. Nhờ đó, bình quân mỗi năm gia đình anh có thu nhập khoảng 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

                               

 

                                               

                                                Đình Thủy (Trung tâm KN-KL)

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục