Việc áp dụng, triển khai thực hiện thành công mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Xăm Khoè (Mai Châu).

Việc áp dụng, triển khai thực hiện thành công mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Xăm Khoè (Mai Châu).

(HBĐT) - Song song với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế. Những năm qua, huyện Mai Châu đã thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng tiến bộ KH-KT nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

 

Điều đó được thể hiện rõ trong việc thực hiện Nghị quyết số 05 của Huyện uỷ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Theo đó, hàng năm diện tích trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng màu trên địa bàn huyện luôn được giữ vững, ổn định. Tỷ lệ gieo cấy giống lúa lai, lúa thuần đạt cao; năng suất lúa và các loại rau màu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa nước có trên 2.000 ha, tỷ lệ giống lúa lai, lúa thuần đạt từ 70 - 80% diện tích, năng suất bình quân đạt trên 53 tạ/ha; diện tích cây trồng gồm: ngô 5.290,4 ha, năng suất bình quân đạt trên 30 tạ/ha; sắn 1.500 ha, năng suất đạt trên 87 tạ/ha. Để có được những kết quả đó, Mai Châu đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng hiệu quả KH-KT để nâng cao giá trị canh tác ở địa phương. 

 

ở xã Mai Hịch, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, cấp uỷ, chính quyền xã đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chi bộ, đoàn thể vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, động viên CB, ĐV gương mẫu trong phong trào, có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn các hộ thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo đúng quy định. Với cách làm đó, các chính sách được triển khai đã thực sự trở thành cầu nối giữa chính quyền và người dân. Cán bộ xã đã sâu sát cơ sở hơn, giải quyết kịp thời những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Từ đó đã từng bước làm thay đổi nhận thức, nhất là thay đổi thói quen sản xuất lạc hậu của người dân góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất ở địa phương.

 

Không riêng ở Mai Hịch mà phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng KH-KT vào sản xuất ở hầu khắp các xã trong toàn huyện đã được thực hiện một cách hiệu quả. Các xã đều xây dựng kế hoạch, định hướng cụ thể để tập trung phát triển các ngành, nghề theo hướng hàng hoá. Trong đó, ứng dụng KH-KT vào phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một trong những định hướng phát triển quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân như khuyến khích mở rộng diện tích, đưa các loại cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao như ngô, mướp đắng, đậu tương vào gieo trồng. Cùng với đó, Trạm KN-KL huyện đã phát huy vai trò làm cầu nối xây dựng, tổ chức triển khai và chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả cho người dân như mô hình trồng bí xanh, chăn nuôi bò, dê, trồng ngô lai. Mới đây nhất là thâm canh lúa Nghi Hương 305 tại xã Pà Cò; mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm tại xã Chiềng Châu... Việc ứng dụng những tiến bộ KH-KT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn huyện có 58 mô hình với tổng số vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Từ các mô hình ứng dụng chuyển giao KH-KT trong sản xuất đã phát huy tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương đem lại hiệu quả tích cực. Từng bước nâng cao đời sống của người dân với mức thu nhập bình quân năm 2015 đạt 16 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện hiện còn 18%, giảm bình quân 2,63%/năm.  

   

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục