Nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn nước mặt hồ thủy điện  để nuôi thủy sản cho hiệu quả cao. ảnh: Công ty Minh Tín  nuôi cá diêu hồng ở địa phận xã Thung Nai (Cao Phong).

Nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn nước mặt hồ thủy điện để nuôi thủy sản cho hiệu quả cao. ảnh: Công ty Minh Tín nuôi cá diêu hồng ở địa phận xã Thung Nai (Cao Phong).

(HBĐT) - Hồ sông Đà là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh ta có dung tích trên 9 tỷ m3 nước; diện tích gần 9.000 ha, thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình.

 

Hồ được bố trí hình lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi đá cao với hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng, đáy hồ sâu, có nơi tới hơn trăm mét, có thủy, sinh vật phong phú... đem lại tiềm năng lớn để phát triển nghề cá cho tỉnh ta. Khu hệ cá khu vực sông Đà khá phong phú với 174 loài cá, thuộc 85 giống,  19 họ, 6 bộ. Khu vực sông Đà có 13 loài cá nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân như: trắm  cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, trôi, rô phi, trê lai, chày mắt đỏ, chiên, măng, tầm Siberi, hồi vân...

 

Nhiều năm nay, việc nuôi, khai thác thủy sản hồ sông Đà góp phần quan trọng giải quyết việc làm và thu nhập của người dân. Hầu hết các xã khu vực hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Tân Mai, Phúc Sạn, Thung Nai, Thái Thịnh đều nuôi cá lồng đem lại hiệu quả khá khả quan. Đặc biệt đã có nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nuôi và phát triển các loại cá sạch tại hồ Hòa Bình, mở ra những cơ hội lớn làm giàu. Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Tỉnh có lợi thế vượt trội khi có hồ Hòa Bình được ví là “kho tàng” quý về nguồn lợi và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 2.450 ha. Số lồng cá có 2.315 lồng, vượt 29% so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 5.215 tấn, vượt 6% kế hoạch, tăng 516 tấn so với năm 2014. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.505 tấn, vượt 7% kế hoạch. Tỉnh đang triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020. Tỉnh đang thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai 2015 - 2020. Thực hiện hỗ trợ trong vùng quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá lồng bè quy mô 50 m3 trở lên 50% kinh phí đầu tư cho 1 lồng nuôi, mức 25 triệu đồng, tối đa không quá 80 triệu đồng / hộ/năm.

 

Bên cạnh đó, tỉnh triển khai các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản cải thiện đời sống người dân vùng hồ thủy điện. Cùng với khai thác tiềm năng mặt nước hồ, phát triển nghề cá theo quy hoạch, hiện nay, tỉnh ta đang khởi động chương trình xây dựng thương hiệu cá sông Đà với một số sản phẩm đặc trưng như cá chiên, lăng, quất gắn với phát triển du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống bà con vùng hồ sông Đà.

 

 

                                                                       L.C

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục