Nhân dân xóm Dáng, xã Đa Phúc tự nhân giống để phát triển diện tích trồng Cà gai leo trên địa bàn.

Nhân dân xóm Dáng, xã Đa Phúc tự nhân giống để phát triển diện tích trồng Cà gai leo trên địa bàn.

(HBĐT) - Không ít người còn nghi ngại khi dự án mới bắt đầu triển khai, nhưng giờ đây người dân xã Đa Phúc (Yên Thuỷ) không chỉ thành thục trong việc trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản sản phẩm và còn tự tạo được cây giống và không ngừng mở rộng diện tích trồng Cà gai leo . Kết quả đó khiến nông dân, doanh nghiệp và chính quyền đều hài lòng. Đó chính là thành công từ Tiểu hợp phần liên kết đối tác sản xuất và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh, thuộc Hợp phần phát triển kinh tế do BQL dự án giảm nghèo huyện Yên thủy đạt được những năm gần đây.

 

Liên kết đối tác sản xuất trồng và tiêu thụ cây Cà gai leo được UBND huyện Yên Thủy phê duyệt 30 ha tại xã Đa Phúc với tổng vốn đầu tư trên 6,1 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 4,2 tỷ đồng vốn WB, 669 triệu đồng vốn dân đóng góp, trên 1,2 tỷ đồng vốn đối tác của công ty CP Biophamrm Hòa Bình và vốn đối ứng là 0,028 tỷ đồng.

 

Ông Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BQL dự án Giảm nghèo huyện Yên Thủy chia sẻ: “Là loại cây trồng mới, ban đầu khi triển khai người dân tham gia mô hình còn nhiều nghị ngại mặc dù đôí tác là Công ty CP Biophamrm Hòa Bình trực tiếp cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và cam kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm theo hợp đồng nhưng việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau 6 tháng (từ khi trồng đến thu hoạch vụ đầu tiên), nhận thức và ý thức của của người dân đã có chuyển biến rõ rệt khi thu nhập 1 ha ước đạt 400 triệu đồng/năm. Từ 30 ha ban đầu, hiện diện tích trồng Cà gai leo ở Đa Phúc đã nâng lên 59,8ha và dự kiến sẽ phát triển thêm hơn 20 ha tại các xã Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, Hữu Lợi. Không chỉ xóa đói giảm nghèo bền vững, Cà gai leo thực sự là cây dược liệu quý giúp bà con nông dân Yên Thủy vươn lên làm giàu”.

 

Là một hộ nghèo ở xóm Ráng (Đa Phúc) tham gia mô hình trồng Cà gai leo với 7000m2 đất, sau 7 chu kỳ thu hoạch  đời sống gia đình ông Bùi Văn Tửu đã thực sự thay đổi. Dẫn chúng tôi đến ngôi nhà xây đang chuẩn bị hoàn thiện, ông Tửu phấn khởi cho biết: “Nhờ trồng Cà gai leo mà gia đình tôi đã thoát nghèo, không chỉ mua được xe máy, mua được trâu mà còn xây  được nhà kiên cố vững chắc”. Chỉ vườn Cà gai leo sắp đến kỳ thu hoạch ông Tửu tỏ ra rất tâm đắc: “Cây Cà gai leo dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị bệnh, khả năng chịu hạn cao, năng suất lứa sau cao hơn lứa trước. Năm đầu tiên, sau 6 tháng cho thu hoạch lứa đầu tiên. Từ năm thứ 2 trở đi cho thu hoạch 5 lứa/năm, năng suất bình quân đạt 10.6 tấn cây khô/ha. Có sản phẩm đến đâu bán hết ngay đế đó, với giá thu mua 40.000 đồng/1kg, 1 ha trừ chi phí cũng đem lại thu nhập gần 400 triệu đồng. Nhờ Công ty CP Biophamrm Hòa Bình, chúng tôi còn tự nhân giống cho gia đình mình và bán cho các hộ có nhu cầu với giá từ 1.800 – 2000 đồng/cây. Với kết quả đã đạt được, năm nay gia đình tôi sẽ mở rộng  diện tích trồng Cà gai leo lên thêm 2 ha nữa”.

 

Từ mô hình ở Đa Phúc, năm 2016, UBND huyện Yên Thủy đã phê duyệt 20,75 ha liên kết đối tác sản xuất trồng và tiêu thụ cây Cà gai leo tại 3 xã Lạc Sỹ, Hữu Lợi, Bảo Hiệu. Hiện đã trồng xong 19,305 ha. Ông Nguyễn Đình Nhuận, đại diện Công ty CP Biophamrm Hòa Bình cho biết: “Đã vượt qua được những khó khăn ban đầu khi triển khai thực hiện mô hình. Người dân đã thành thục các công đoạn làm đất, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, Công ty cam kết thực hiện nghiêm túc việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo hợp đồng. Tuy nhiên qua thực tế hơn 2 năm triển khai thực hiện cũng bộc lộ một số khó khăn, bất cập, đó là:  khi có tư thương vào thu mua nâng giá cao hơn một chút là một số hộ dân tự ý phá hợp đồng bán sản phẩm ra ngoài. Trong ruộng vườn của các hộ dân có nhiều giống cà khác, nếu không quán xuyến tốt các giống cà dễ lại tạo với nhau ảnh hưởng đến chất lượng giống cây trồng. Dù biết rõ điều đó, nhưng trong thực tế rất khó quản lý vì tất cả đều phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của người dân. Quá trình thực hiện Công ty luôn phối hợp chặt chẽ với BQL dự án Giảm nghèo huyện, chính quyền các xã và các nhóm hộ để kiểm tra đảm bảo chỉ trồng Cà gai leo ở diện tích đất phù hợp, theo quy hoạch đã thống nhất. Kiên quyết không trồng ở những vùng trũng, thấp, không có hệ thống thoát nước để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm”.

 

Từ mô hình ban đầu, đến nay đã có 419 hộ ở xã Đa Phúc tham gia trồng Cà gai leo, cùng với diện tích của các xã lân cận, hiện Yên Thủy đã có trên 109 ha. Bí thư Huyện ủy Yên Thủy phấn khởi cho biết: “Đây là loại cây thực sự phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện. Từ kết quả đó, Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo UBND, BQL Dự án giảm nghèo huyện bố trí 2 ha đất, hỗ trợ kinh phí xây dựng xưởng chế biến và vườn ươm giống tại xã Đa Phúc. Quản lý tốt quy hoạch trồng Cà gai leo trên địa bàn. Đồng thời tổ chức khảo sát, đánh giá, rút kinh nghiệm để tìm các đối tác mới nhằm tiếp tục thực hiện liên kết sản xuất trồng cây chanh leo với diện tích 8,1ha cho 48 hộ tại xã Lạc Lương; nuôi dê cho 314 hộ tại xã Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Lạc Sỹ. Chúng tôi tin tưởng, có hướng đi đúng và mạnh dạn, sáng tạo sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

                                                                         

 

                                                    Đức Phượng

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục