Nhiều hộ gia đình ở xã Tây Phong (Cao Phong) cải tạo vườn tạp trồng mía trắng, mía tím cho thu nhập cao.

Nhiều hộ gia đình ở xã Tây Phong (Cao Phong) cải tạo vườn tạp trồng mía trắng, mía tím cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020.

 

Nghị quyết đề ra các mục tiêu: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp (CTVT) nhằm tạo ra sản phẩn hàng hóa có giá trị cao. Phấn đấu đến năm 2020 có 50% diện tích (tương ứng trên 6.000 ha) vườn tạp được cải tạo, hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 lần so với năm 2015. áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái; thực hiện phương thức canh tác bền vững, vừa cải tạo, vừa bồi dưỡng đất. Tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, phong phú, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các vùng lân cận, tiến tới tham gia xuất khẩu. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo và làm giàu từ trồng cây ăn quả.

 

Nhiệm vụ trọng tâm là bố trí lại cấu trúc không gian vườn, không gian nhà - vườn; loại bỏ cây tạp hiệu quả thấp. Xây dựng các điểm trình diễn, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm. Phấn đấu mỗi thôn, xóm có từ 1 - 2 mô hình điểm CTVT đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, làm cơ sở nhân rộng tạo thành vùng sản xuất. Trước mắt, trong năm đầu, các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng mỗi xã có 1 - 2 mô hình điểm về CTVT để nhân rộng ra toàn xã trong những năm tiếp theo.

 

Ban hành và triển khai thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Hình thành các vùng, liên vùng sản xuất hàng hóa với hình thức cải tạo phù hợp gắn với kế hoạch phát triển KT-XH, các quy hoạch, định hướng từng vùng, điều kiện đặc thù và tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững; thực hiện quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải trong nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và các hình thức canh tác tiết kiệm nước.

 

Tập trung hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

 

Hỗ trợ tập huấn khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, kỹ năng quản lý kinh tế theo định hướng thị trường cho nông dân. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất giống cây cho năng suất, chất lượng cao, mang tính hàng hóa.

 

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Nghị quyết đề ra 7 nhóm giải pháp về: (1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi về nhận thức, tư duy sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả của người dân, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đồng bộ trong toàn tỉnh. (2) Phát triển vườn kinh tế gắn với các quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng NTM. (3) Đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới. (4) Đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa các hộ liền kề. (5) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. (6) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. (7) Ban hành cơ chế chính sách đầu tư và hỗ trợ CTVT, trong đó chủ động lồng ghép các chương trình, dự án gắn với kế hoạch CTVT ở các địa phương như: Chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, Quỹ hỗ trợ nông dân và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

 

                                                                                

 

                                                                                   P.V (TH)

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục