Đường giao thông nông thôn xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được cứng hóa và mở rộng đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM.

Đường giao thông nông thôn xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được cứng hóa và mở rộng đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM.

(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Kỳ Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển GTNT. Bên cạnh đó, để hạ tầng GTNT tương đối đảm bảo, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM những năm tiếp theo đã có sự đồng thuận giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM.

Về các xã vùng hạ lưu sông Đà: Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh... hiện giờ, tuyến giao thông liên xã phẳng lỳ, thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa. Các trục đường liên xóm, liên thôn đã được bê tông hóa gần hết. Nhiều đường nội đồng được cứng hóa thuận tiện cho sản xuất mùa vụ và vận chuyển nông sản của bà con. Đây cũng là những xã có phong trào hiến đất, đóng góp nguyên vật liệu, ngày công làm đường GTNT sâu rộng và sôi nổi. Điển hình như xã Hợp Thịnh giai đoạn 2011 - 2015, nhân dân xóm Tân Thịnh đã đóng góp kinh phí làm tuyến đường giao thông nội đồng và kênh mương trị giá gần 80 triệu đồng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân xóm Tôm đóng góp ngày công, đất, đá xô bồ mở rộng 650 m2 đường nội đồng với tổng kinh phí gần 32 triệu đồng, hiến 814 m2 đất trị giá hơn 211 triệu đồng. Cá nhân ông Nguyễn Văn Chính, xóm Thông hiến 106 m2 đất làm đường GTNT... Năm 2015, xã Hợp Thịnh đã về đích NTM. Năm nay, xã Hợp Thành tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để về đích.

 

Theo thống kê đến nay, các trục đường xã, liên xã trên địa bàn huyện đã đạt tỷ lệ cứng hóa 100%. Về đường ngõ, xóm (trục thôn) đạt tỷ lệ cứng hóa từ 50 - 60%. Qua chương trình cứng hóa GTNT giai đoạn trước đây, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động các xóm đóng góp ngày công, xi măng, cát, sỏi để làm đường tạo diện mạo GTNT khang trang. Bên cạnh đó, chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai từ năm 2011 đã từng bước mở mang, hoàn thiện hệ thống GTNT theo quy cách, tiêu chuẩn hướng dẫn của tiêu chí số 2, trong đó, ưu tiên đối với những xã phấn đấu về đích NTM.

 

Đồng chí Trần Thanh Tùng, Phó phòng phụ trách phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: Tiêu chí số 2 về GTNT trong chương trình MTQG xây dựng NTM là một trong những tiêu chí nền tảng, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn. Những năm qua, việc thực hiện tiêu chí đã được nhân dân trong huyện tích cực tham gia, hưởng ứng. Điển hình như các xóm: Ngọc Xạ, Múc, Đình, Mỏ (xã Hợp Thịnh) đã huy động 394 ngày công lao động của nhân dân cắm tuyến, đắp nền đường giao thông nội đồng với chiều dài 0,5 km, 150 hộ dân đã hiến 2.500 m2 đất nông nghiệp trị giá 412,5 triệu đồng. Xóm Đoàn Kết 1, 2, xã Phúc Tiến vận động nhân dân đóng góp ngày công trị giá 246 triệu đồng cùng vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ 200 triệu đồng cứng hóa đường ngõ xóm dài 0,8 km... Năm 2015, từ nguồn vốn NTM và chương trình, dự án lồng ghép, các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Yên Quang, Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập đã huy động sức dân triển khai xây dựng, nâng cấp nhiều đoạn đường trục xóm, thôn và cứng hóa đường trục chính nội đồng.

 

Đến thời điểm này, huyện đã có 2/9 xã đạt tiêu chí số 2. Với 4 chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, tỷ lệ km đường trục xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, toàn huyện đã có 5 xã đạt 3/4 chỉ tiêu của tiêu chí gồm Phúc Tiến, Dân Hạ, Hợp Thành, Dân Hòa, Phú Minh; 2 xã đạt 2/4 chỉ tiêu gồm Độc Lập, Yên Quang.

 

Để tiếp tục hoàn thiện tiêu chí GTNT, bên cạnh huy động cộng đồng tham gia hưởng ứng, huyện ưu tiên hỗ trợ nguồn lực đối với xã đăng ký về đích năm nay là Hợp Thành, năm 2017 là xã Dân Hòa, năm 2018 là xã Dân Hạ, năm 2019 là xã Phú Minh.

 

 

                                                          Bùi Minh

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục