Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT) Trần Đức Phấn, các giải đấu thành tích cao được khởi động trở lại bắt đầu từ tháng 6. Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế, Tổng cục TDTT đã tính toán sẽ chỉ có các giải đấu chính, nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia, mới được tổ chức.

 


Các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia đã cho tập trung VĐV trở lại với không khí hối hả, sôi nổi. Ảnh: Lê Sơn

Gấp rút tập luyện cho mục tiêu kép

Sáu tháng cuối năm sẽ là giai đoạn tập luyện rất quan trọng của các VĐV. Ngay từ những ngày đầu tháng 5, các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia đã cho tập trung vận động viên trở lại với không khí hối hả, sôi nổi tập luyện nhằm chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào các cuộc tranh tài tại giải đấu quốc nội, quốc tế khi được tổ chức trở lại. Trong đó, ưu tiên cho mục tiêu lớn là tiếp tục vượt qua vòng loại để giành thêm các tấm vé tham dự Olympic Tokyo. Cùng với đó là sự chuẩn bị tốt nhất về chuyên môn cho SEA Games 31 vào năm 2021 khi Việt Nam là nước chủ nhà. Đây chính là 2 nhiệm vụ kép được lãnh đạo ngành TDTT khẳng định trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra gần đây.

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nên mọi giải đấu, hoạt động của Thể thao thành tích cao và Thể thao quần chúng Việt Nam buộc phải hoãn hoặc hủy bỏ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cho biết, đến thời điểm này, Tổng cục TDTT đã xây dựng xong các kế hoạch chuẩn bị tổ chức giải đấu thành tích cao khởi tranh trở lại khi có sự đồng ý của Chính phủ. Chủ yếu các giải đấu thành tích cao được khởi động trở lại bắt đầu từ tháng 6 tới. Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế, Tổng cục TDTT đã tính toán sẽ chỉ có các giải đấu chính - nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia, mới được tổ chức.

Nói về điều này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cho biết: Ngoài giải đấu chính thì các giải còn lại sẽ phải hủy bỏ hoặc gộp lại thi đấu chung. Không thể dồn toàn bộ giải đấu của 6 tháng đầu năm tổ chức hết vào 6 tháng cuối năm được vì còn liên quan đến địa điểm thi đấu, kinh phí của các địa phương và cả việc luyện tập của VĐV.

Việc Ban tổ chức Olympic Tokyo quyết định lùi thời gian tổ chức lại 1 năm cũng là những thuận lợi, song cũng ít nhiều tạo nên những thách thức đối với các đội tuyển thể thao quốc gia. Đặc biệt, là đối với VĐV khi họ đang ở điểm rơi phong độ tốt, sau một năm mọi việc thay đổi rất nhiều, không thể nói trước được điều gì. Thành tích chuyên môn của họ có thể tốt lên, phong độ được duy trì, song cũng có thể thụt lùi theo chiều hướng đi xuống. Không những thế, các VĐV chưa đạt chuẩn gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý do chưa biết lúc nào các giải đấu vòng loại mới được tổ chức và đâu là điểm rơi phong độ cần thiết.

Ông Trần Đức Phấn chia sẻ: Tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến quá trình tập luyện và thi đấu của các VĐV, khiến họ bị mất nhịp, nhất là với những VĐV có tuổi đời lớn, khó có sự bắt nhịp trở lại dễ như các VĐV trẻ. Căn cứ vào tình hình thực tế chuyên môn của các VĐV cho thấy có nhiều dấu hiệu vui, hiện ở một số môn đội tuyển quốc đã có VĐV giành vé tham dự Olympic Tokyo. Song với sự tiến bộ về chuyên môn và tập luyện nhuần nhuyễn, họ vẫn có nhiều cơ hội khả quan để giành thêm suất tham dự Olympic Tokyo ở các nội dung thi đấu khác.

Để chuẩn bị cho mọi khả năng trở lại của hoạt động thể thao thế giới, đại diện ngành TDTT cho biết, điều quan trọng nhất lúc này của các VĐV Việt Nam là tập luyện, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn nhưng việc đảm bảo giữ gìn sức khỏe được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là khó khăn chung của thế thao thế giới và thể thao Việt Nam không ngoại lệ. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tìm cách khắc phục sao cho phù hợp với tình hình thực tế, hoàn thành mục tiêu giành 20 suất tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.

Chuẩn bị cho SEA Games 31 gặp những khó khăn gì?

Liên quan đến công tác chuẩn bị cho SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam, Tổng cục TDTT đã triệu tập, tập huấn các VĐV của 42 đội tuyển quốc gia (530 VĐV, 109 HLV), 57 đội tuyển trẻ quốc gia (831 VĐV, 164 HLV), 42 bác sĩ, 28 chuyên gia ngay từ đầu năm. Hiện các VĐV này đã được gọi trở lại tập luyện tại các Trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên quá trình tập luyện, thi đấu của các VĐV đã bị ảnh hưởng, một số chuyên gia về nước chưa trở lại Việt Nam làm việc…

Để khắc phục khó khăn này, ngay sau khi tình hình khống chế dịch ở Việt Nam đạt được nhiều tín hiệu tích cực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các VĐV đã quay trở lại các Trung tâm huấn luyện, tích cực tập luyện dưới sự dẫn dắt của các huấn luyện viên, chuyên gia trong nước theo các chương trình huấn luyện được thống nhất với chuyên gia nước ngoài (qua email, video, online…). Việc này được phối hợp rất tốt tại 4 Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia trên toàn quốc.

Hiện, Tổng cục TDTT cũng chỉ đạo các bộ môn, Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia phối hợp, triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch tập luyện, tập huấn (tạm thời trong nước) cho lực lượng VĐV đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho SEA Games 31. Tổng cục TDTT, yêu cầu các bộ môn xác định rõ nhóm VĐV trọng điểm đầu tư hướng tới SEA Games 31 với trình độ chuyên môn tốt nhất và xa hơn là trở thành lực lượng kế cận, sẵn sàng đủ điều kiện trình độ chuyên môn bước sang tranh tài tại các giải đấu lớn như: Asian Games, Olympic, Olympic trẻ… Do đó, ngay từ khâu chọn lọc, định hướng VĐV bộ môn, liên đoàn, hiệp hội, ban huấn luyện của mỗi bộ môn nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của SEA Games 31 đều có sự tính toán và cân nhắc rất kỹ càng. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn, đường dài của Thể thao Việt Nam hướng tới trong thời gian tới. Đó là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng khi nói về công tác chuẩn bị của Thể thao Việt Nam cho SEA Games 31 nói chung và kế hoạch phát triển Thể thao thành tích cao trong 6 tháng cuối năm 2020.

Để ứng phó với tình hình mới, Tổng cục TDTT đã điều chỉnh kế hoạch tổ chức thi đấu quốc gia, quốc tế; điều chỉnh chỉ tiêu thành tích thể thao năm 2020; phối hợp cùng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 61 về chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, VĐV thể thao thành tích cao. Ngành Thể thao đang nỗ lực hết mình để khắc phục hậu quả của COVID-19, đưa mọi việc trở lại bình thường, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.


Theo TTXVN

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục