Đầu tháng 8 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VH-TT&DL) Vương Bích Thắng vừa có văn bản đề nghị sở VH-TT&DL 63 tỉnh, thành thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng sử dụng VĐV và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách để họ an tâm cho sự nghiệp chung.

Chuyện đương nhiên… làm không tốt

Sở dĩ Tổng cục TDTT phải ra văn bản nhắc nhở này vì thời gian gần đây đã có nhiều phản ánh từ dư luận xung quanh việc “bạc đãi” tài năng thể thao, nhất là đối với những người đã qua giai đoạn thi đấu đỉnh cao. Đơn cử một số trường hợp như: VĐV điền kinh Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, dọn vệ sinh; HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ của Quảng Ninh bị đẩy đi quét rác khi bị chấn thương đầu gối; Bùi Thị Hòa sau khi chia tay nghiệp thể thao không có được một căn nhà để ở hay chuyện Hồ Ngân Giang chỉ vì mải mê tập luyện mà 26 tuổi vẫn chưa học xong lớp 12...

HLV Vũ Thị Huệ không giấu được dòng nước mắt khi nghĩ đến chuyện phải đi hót rác. (Ảnh:giadinh.net)
HLV Vũ Thị Huệ không giấu được dòng nước mắt khi nghĩ đến chuyện phải đi hót rác. (Ảnh:giadinh.net)

Đó đều là những VĐV đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp thể thao. Thế nhưng, họ không được đối đãi một cách đoàng hoàng, bố trí những công việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn và nguyện vọng để họ toàn tâm, toàn ý cống hiến hết mình cho sự nghiệp thể thao. Nhìn họ vất vưởng, lay lắt với cuộc sống hiện tại, chắc hẳn lớp VĐV trẻ đang khao khát cống hiến, cũng cảm thấy nản lòng. Những câu chuyện buồn đó của thể thao nước nhà có thể xem như chuyện thường ngày bởi một khi ngành thể thao vẫn còn sống theo cơ chế xin-cho thì mọi đặc ân đều có thể vô cớ bị phủi tay.

Làm lại từ đâu

Chung quy của việc “nhắc nhở” tử Tổng cục TDTT cũng là việc rất cũ đó là giải quyết đầu ra chu đáo cho VĐV sau khi giải nghệ. Không phải địa phương nào, bộ môn nào cũng làm tệ điều này. Nhưng có một vướng mắc cũ rất khó giải quyết, đó là trình độ học vấn của các VĐV quá kém, khó kiếm được việc làm trong ngành.

Lâu nay việc bồi dưỡng văn hóa ngay từ khi còn thi đấu rất ít được VĐV cũng như các nhà quản lý thể thao chú trọng. Sức ép về thành tích khiến họ đôi lúc phải bỏ dở việc học để toàn tâm toàn ý phấn đấu cho sự nghiệp. Điều đó mới sinh ra việc VĐV sau khi nghỉ thi đấu gần như chỉ có một con đường học vấn duy nhất là vào các trường đại học thể dục thể thao hoặc làm những công việc tay chân, trái với khả năng của mình. Một số VĐV có bằng của các trường đại học khác là do quyết tâm của bản thân họ. Con số này cũng không nhiều bởi khi đã nghỉ thi đấu họ cũng không kiên nhẫn để đến giảng đường thêm 4-5 năm nữa (như kiện tướng cờ vua Phạm Lê Thảo Nguyên, cử nhân Marketing hay cựu VĐV đua xe đạp Nguyễn Thị Thanh Huyền, cử nhân báo chí…)

Để các nhà quản lý thể thao thay đổi  việc chạy theo thành tích, chăm lo chu đáo việc học hành, trang bị kiến thức chẳng khác gì hái sao trên trời. Còn nếp nghĩ của phần lớn VĐV hiện tại vẫn cứ theo một quy trình khuôn mẫu: đó là tập trung thi đấu xong sẽ trở thành cán bộ, HLV hay nhân viên của ngành thể thao. Thành thử để kiếm một lối ra tốt sau khi thi đấu, VĐV vẫn cứ phải tự thân vận động theo kiểu may nhờ, rủi chịu chứ không mà trông mong vào một văn bản mới…

 

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục