Nguyệt Ánh (phải) thi đấu ở Asiad 2010 - Ảnh: N.K.

Nguyệt Ánh (phải) thi đấu ở Asiad 2010 - Ảnh: N.K.

Sau 11 năm gắn bó với karatedo và từng đoạt 1 HCV, 1 HCB Asiad, chiều 16-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, Vũ Nguyệt Ánh chỉ biết thở dài vì đã trót theo nghiệp thể thao dù gia đình đã ngăn cản.

 

* Đã có ai ở bộ môn, Tổng cục TDTT hay Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội hỏi thăm Ánh?

- Tôi bị chấn thương nhiều năm rồi, từ đó hay những ngày gần đây cũng không ai điện thoại hỏi han tôi về chuyện chấn thương cả. Có thể do mấy ngày gần đây tôi thay số điện thoại nên khi có ai muốn hỏi cũng không có số.

* Chấn thương của Nguyệt Ánh kéo dài nhiều năm, đó có phải là lý do khiến người trong cuộc thấy đây là chuyện bình thường?

- Sau khi đoạt HCV Asiad 2006, năm 2007 đầu gối phải tái phát chấn thương. Lúc đó tôi được đưa đến Viện 108 khám, bác sĩ nói tôi bị viêm sụn khớp gối. Khi ấy tôi vẫn tham gia tập luyện bình thường và thực hiện các biện pháp chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Năm 2009 gối phải của tôi bị đau quá nặng, buổi tập nào xong chân cũng sưng phù, dịch tràn ra ngoài khiến tôi rất đau đớn nên được trung tâm đưa đến Viện 108 khám lại và quyết định mổ gối phải. Sau ca mổ tôi nghỉ hai tháng phục hồi rồi tập tiếp cho đến trước Asiad 2010 lại đau nặng nên được trung tâm tiêm thuốc năm tuần tăng dịch khớp gối để tập luyện và thi đấu hết hết Asiad 2010.

Sau Asiad vì thấy cả hai gối (kể cả gối đã mổ) đau nặng quá tôi tự bỏ tiền đến Viện 108 chụp để kiểm tra tình hình. Sau khi kiểm tra bác sĩ cho biết hiện cả hai đầu gối của tôi đều bị viêm sụn và tình trạng cả gối mổ và chưa mổ là như nhau.

* Tại sao Viện 108 đã đề xuất mổ tiếp để chữa gối cách đây hai tháng nhưng đến nay mọi thứ vẫn chưa có động tĩnh gì?

- Tôi và HLV Lê Công nói là không đồng ý mổ trong nước. Cách đây hơn một năm tôi đã mổ gối phải ở Viện 108 nhưng chỉ được vài tháng gối đau vẫn hoàn đau, giờ đi kiểm tra tình trạng cả hai gối mổ và chưa mổ đều như nhau nên tôi cho rằng ca mổ năm 2009 đã thất bại. Nếu không cho tôi ra nước ngoài mổ, tôi đành ôm gối về quê.

* Nguyệt Ánh và HLV Lê Công đề xuất được sang Đức và Singapore mổ?

- Vâng. Trước đây tiến sĩ Moss đã khám cho tôi nên vì thế bác Lê Công muốn đưa tôi sang Đức, chỗ viện của bác sĩ Moss. Lúc đó ông Lê Quý Phượng còn là tổng cục phó Tổng cục TDTT đã rất quan tâm và nói sẽ cố gắng giúp tôi sang Đức hoặc sang Singapore mổ.

* Hiện nay Ánh và HLV quyết định không mổ để tập trung cho SEA Games?

- Nếu giờ có mổ đã muộn rồi vì không kịp để đấu SEA Games. Hạng cân của tôi rất quan trọng và không có người chắc chân thay vị trí của tôi nên phải cố gắng hết sức. Tôi thấy mình phải cố gắng vì thành tích của đội.

* Ánh có thấy buồn vì sự bạc bẽo của thể thao?

- Có lẽ tôi đã chai lì với những chuyện như thế này vì thể thao vốn thế. Tôi không phải là trường hợp duy nhất mà trước tôi đã chứng kiến nhiều anh chị bị đối xử tương tự. Tôi trách mình đã quá đam mê thể thao...

* Bố mẹ chị có buồn khi biết tình hình của chị?

- Bố mẹ tôi đã sang Mỹ định cư không có ở VN, và từ lâu bố mẹ đã không muốn tôi tập võ. Tôi đã mất bao mồ hôi, nước mắt cho thể thao VN, nếu không có gì thay đổi, sau SEA Games 26 tôi sẽ nghỉ thi đấu.

 

                                                 Theo TuoiTre

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục