Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bắt tay bầu Kiên tại Hội nghị các ông bầu ở đầu mùa bóng. Ảnh: Quang Minh

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bắt tay bầu Kiên tại Hội nghị các ông bầu ở đầu mùa bóng. Ảnh: Quang Minh

1. Nếu như công ty VPF không nắm giữ quyền điều hành các giải đấu tại Việt Nam nữa thì đáng vui hay đáng buồn? Ngay khi bầu Kiên bị bắt, đã có dư luận cho rằng “nếu ông ta là người xấu ở lĩnh vực tài chính thì cũng sẽ làm xấu bóng đá Việt Nam”. Nói cách khác, cái nhìn về VPF không còn thiện cảm như trước, nhất là sau một mùa bóng vẫn còn nhiều vấn đề.

 

Thật ra, không ai có thể kết luận VPF làm tốt hay chưa bởi thời gian dành cho họ vẫn còn quá ít trong khi những gì còn lại của thời VFF quản lý lại còn quá nhiều và khá gai góc. Đánh giá về VPF cũng như những gì mà bầu Kiên làm cho bóng đá lúc này là quá vội vàng.

Điều quan trọng không phải là VPF có làm tốt hay không mà nên có một VPF hay không, đấy mới là vấn đề. Chúng ta vẫn từng xem sự ra đời của VPF là một cuộc cách mạng, một bước ngoặt của bóng đá nước nhà. Nếu VPF làm chưa tốt, hãy tìm cách ủng hộ để làm tốt chứ chưa thể vội vàng phủ nhận vị trí của VPF theo kiểu đó chỉ là một sản phẩm của bầu Kiên. Chưa biết (và có thể không bao giờ biết) bầu Kiên sẽ dùng VPF làm những gì nhưng không thể vì không còn bầu Kiên mà VPF chẳng còn giá trị gì với bóng đá Việt Nam.

2. VPF đã ra đời trong một hoàn cảnh có thể nói là “dữ dội” và khốn thay, có thể cái kết của nó còn dữ dội nhiều hơn nữa, sau việc bầu Kiên bị bắt. Tuy nhiên, nếu gạt câu chuyện về bầu Kiên sang một bên thì VPF lại đem đến nhiều suy nghĩ.

Thứ nhất: chỉ vì thiếu bầu Kiên mà VPF có khả năng bị mất quyền lực thì điều đó đồng nghĩa cái sự ra đời của công ty này có phần gượng ép. Nói cách khác, nếu không có ông bầu ấy, thì chưa chắc có VPF. Suy luận thêm ra thì các ông bầu sáng lập VPF cũng chưa sẵn sàng và kể cả VFF cũng chưa chấp nhận VPF như một thực tế khách quan, một xu thế của thời cuộc. “Số phận” VPF càng mong manh thì mục đích tồn tại của nó càng cho thấy chưa đủ độ “chín”.

Thứ hai: việc VPF mất giá trị quá nhanh chóng cho thấy bóng đá Việt Nam chưa sẵn sàng cho bóng đá chuyên nghiệp. Rõ ràng là thế. Mang tiếng là học theo mô hình của các nền bóng đá tiên tiến nhưng đến nay, có học được gì đâu. Mọi thứ được vận hành theo tính toán của một ông bầu và hoạt động theo phương án “tới đâu, tính tới đó”, kể cả chuyện tiền bạc. Một công ty mà từ bộ máy đến năng lực kinh doanh đều phụ thuộc vào số ít cá nhân đứng đầu thì rõ ràng, tương lai là cả dấu hỏi.

3. Khi VFF cho thấy họ đã sẵn sàng để tiếp nhận lại công việc của VPF thì đồng nghĩa cách đánh giá về VPF của tổ chức này hẳn không cao lắm. Bên cạnh đó, đúng là VPF vẫn chưa làm được gì nên VFF có tiếp nhận trở lại cũng chẳng mấy khó khăn.

Thành ra, cái đáng tiếc không phải là VPF có tồn tại hay không mà là giấc mơ về một nền bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam có khả năng tan vỡ bằng một cái kết dữ dội hơn cả lúc bắt đầu. Ngẫm cho cùng, với một cách làm bóng đá không nền tảng, những hệ thống thi đấu manh mún, và các qui định lỏng lẻo thì cũng chẳng thể đặt niềm tin quá nhiều cho VPF bất chấp vai trò và sự tồn tại của nó là một bước đi quan trọng của bất kỳ nền bóng đá tiên tiến nào.

Thôi thì không lên chuyên được thì về tắm lại chiếc ao làng vậy.

 

                                                                             Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục