(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) cũng giống như người Mông ở nhiều nơi khác với nhiều nghi lễ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tục mai táng của người Mông ở Hang Kia, Pà Cò vẫn còn lưu giữ những hủ tục lạc hậu...

 

Cán bộ Ban CHQS huyện Mai Châu thường xuyên bám cơ sở, vận động đồng bào dân tộc Mông, xã Pà Cò xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

 

Theo ông Sùng A Sa, xóm Chà Đáy (Pà Cò) mỗi khi nhà nào có người chết, con cháu trong họ cùng bà con dân bản đến nhà tang chủ để giúp đỡ, lo chuyện tang ma. Sau khi tắm rửa xong, người ta đem thi thể người chết đặt trên ván gỗ giữa nhà rồi người con trai trưởng mời thầy cúng về làm lễ đưa đường, chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi một người trong gia đình mất nhưng người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày, người đến thăm viếng vẫn bón cơm cho người chết. Trong quá trình làm tang ma, người ta không cho vào quan tài như các dân tộc khác mà họ buộc thi thể người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ đến khi hạ huyệt mới cho vào quan tài. Mỗi đám ma thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Quá trình tổ chức tang ma, việc ăn uống linh đình, tốn kém vẫn diễn ra...

 

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện Mai Châu đã tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông xóa bỏ tập tục lạc hậu này. Tuy nhiên, vì rào cản về nhận thức, lại thêm những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Đồng chí Vì Thanh Thoả, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Mai Châu cho biết: Khó nhất là khi đến vận động, người dân thường né tránh, không nghe bởi đây là vấn đề nhạy cảm mang yếu tố tâm linh và kiêng kỵ. Tuy vậy, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhằm tích cực triển khai mô hình “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang” của đồng bào dân tộc Mông, từ đầu năm 2016, UBMTTQ huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền nhằm bài trừ các hủ tục lạc hậu trong tang ma.

 

Cùng với đó, UBND huyện Mai Châu phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đưa người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức tang ma của người Mông ở 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái về tuyên truyền, vận động người thân, dòng họ làm theo. Việc triển khai mô hình bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính đến nay mới có xã Pà Cò triển khai thực hiện. Tháng 6/2016, lần đầu tiên ở Pà Cò có gia đình đưa người chết vào quan tài. Đó là gia đình ông Sùng A Chừ,   xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ mất, ông Chừ đã tổ chức khâm niệm vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma được tiến hành nhanh, gọn, không để thi thể người chết trong nhà quá 48h.

 

Tiếp sau đó là gia đình ông Mùa A Páo, xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình tổ chức khâm niệm vào quan tài, trong tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, mới đây, gia đình ông Phàng A Sồng, xóm Pà Cò Con từ chỗ để người chết (ông nội) treo dây đã hạ xuống cho vào quan tài để  làm lễ.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình có nếp nghĩ, cách làm mới ở Pà Cò nói riêng và đồng bào dân tộc Mông ở Mai Châu nói chung vẫn còn nhiều người mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan, duy trì các hủ tục lạc hậu. Người ta chỉ tuân theo những quy định, quy ước trong dòng họ, nội tộc, cộng đồng dân cư. Đại bộ phận gia đình đồng bào người Mông vẫn duy trì việc tổ chức ma chay với cỗ đám linh đình. Trong lễ tang, nhiều gia đình vẫn để người chết trong nhà dài ngày, không khâm niệm vào quan tài, thịt trâu, bò còn bắt buộc; coi trọng lễ nghi, cúng bái... gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế của các hộ dân, nhất là đối với các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

 

Để bài trừ các hủ tục lạc hậu trong đời sống đồng bào dân tộc Mông, theo đồng chí Vì Thanh Thỏa, cùng với công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia, vào cuộc của những người có uy tín trong cộng đồng thì việc nêu cao vai trò, trách nhiệm và tính gương mẫu của đội ngũ CB, ĐV luôn có ý nghĩa quan trọng, bởi tâm lý của phần đông đồng bào dân tộc Mông chỉ tin vào những điều “mắt thấy, tai nghe”. Do vậy, những việc làm gương mẫu của CB, ĐV trong xóa bỏ tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh sẽ có giá trị thuyết phục trong việc vận động bà con làm theo. Trong đó, việc đưa thi thể người thân vào quan tài sau khi qua đời, không tổ chức cỗ bàn linh đình trong tang ma của các dòng họ Sùng, họ Mùa, họ Phàng ở Pà Cò thời gian qua chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận đồng bào người Mông thực hiện nếp sống văn minh trong tang ma.

        

 

                                                                           Vũ Phong

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục