(HBĐT) - Xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 219 hộ, 1.038 nhân khẩu. Dân tộc Mường chiếm hơn 90% dân số. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ trong xóm còn thờ ơ với văn hóa truyền thống. Trước thực tế đó, xóm Muôn đã quan tâm đến bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như duy trì các lễ hội truyền thống, dạy đánh chiêng, tổ chức nhiều trò chơi dân gian.


Toàn xóm có 40 chiếc chiêng, trong đó có 20 chiêng cổ và 20 chiêng mua mới. Ban lãnh đạo xóm luôn có kế hoạch bảo tồn và phát huy tiếng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tại các cuộc họp xóm, cán bộ thường xuyên vận động người cao tuổi truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con cháu. Xóm có một bộ chiêng gồm 12 chiếc phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần các cụ cao niên đến nhà văn hóa để dạy cách đánh chiêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Trong xóm có từ 20 - 30 cụ phụ trách dạy chiêng. Lúc đầu, trẻ em không hào hứng học nhưng với lòng nhiệt huyết, sự tận tình của các cụ cao niên, cùng với đó, bố mẹ phân tích về giá trị văn hóa dân gian đã làm thay đổi nhận thức, từ đó thiếu niên, nhi đồng trong xóm đã tích cực tham gia học đánh chiêng.


Người dân xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) tích cực tập đánh chiêng.

Mế Bùi Thị Hiếm chia sẻ: Năm nay đã 80 tuổi nhưng tôi luôn mong muốn và cố gắng truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con cháu. Chiêng và sinh hoạt văn hóa chiêng có từ lâu đời, trở thành yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Mường. Chiêng Mường gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng người Mường. Trong các dịp lễ hội, tiếng chiêng trầm bổng, ngân vang khắp xóm. Chiêng còn được sử dụng là hiệu lệnh báo động khi có việc quan trọng như đám cưới, mừng nhà mới, đám tang đều cần có tiếng chiêng trầm đục, lặng buồn đưa đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên.

Ngoài giữ gìn và truyền dạy chiêng, xóm đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa Mường. Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Để bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường, hàng năm, vào các dịp lễ hội, Tết cổ truyền, xóm đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong lễ hội tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, đẩy gậy, đi cà kheo, đánh đu… Đặc biệt, hàng năm vào mồng 4 Tết, xóm tổ chức Lễ rước kiệu phục vụ lễ hội xuống đồng. Đoàn rước kiệu gồm 6 người đi đến từng gia đình chúc mừng một năm mới nhiều may mắn. Đây là một nghi thức truyền thống được giữ gìn từ đời này qua đời khác của người dân xóm Muôn.

Đồng chí Bùi Văn Phan, Trưởng xóm Muôn nhấn mạnh: Với mong muốn giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc Mường, xóm đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, trong đó coi trọng vai trò, uy tín của các cụ cao niên. Vào dịp lễ, Tết, nhất là ngày hội đại đoàn kết toàn dân, xóm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa Mường. Người cao tuổi truyền dạy cho thế hệ trẻ qua tiếng nói, trang phục, cách đánh chiêng... Đội chiêng của xóm tham gia các chương trình hội diễn của huyện và đạt được nhiều kết quả cao. Để đạt được kết quả đó là cả quá trình vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

                                                                        Thu Thủy

 


Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục