(HBĐT) - Ngày 21/2 (tức mồng 6 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018. Đây là năm đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, trên cơ sở nâng cấp Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường xã Dũng Phong.



                            Toàn cảnh lễ khai mạc lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất.

Lễ hội được bắt đầu bằng lễ cúng Tam vị Tản viên Sơn Thánh tại Miếu Cả Mường Thàng (xóm Đỏng Ngoài); lễ cúng tại mộ Công chúa thời Lê (xóm Xương Đầu); lễ rước kiệu Thành Hoàng từ Miếu Cả Mường Thàng về sân vận động xã Dũng Phong. Tại đây, khi hồi chiêng và nhạc tế vừa dứt, ông Mo chậm rãi bước lên đọc lời cúng xin phép cho mở hội bằng tiếng Mường.

Sau phần nghi lễ truyền thống, trong phần khai mạc, BTC đã nêu bật ý nghĩa của Lễ hội, khái quát thành tựu phát triển KT-XH của huyện và thông qua các hoạt động trong Lễ hội. Ban tổ chức lễ hội mong muốn cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn và con em xa quê, du khách thập phương luôn hướng về cội nguồn, tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo quản, quản lý các di tích văn hóa, di tích Cách mạng nhằm phát huy hơn nữa giá trị di tích lịch sử - văn hóa, góp phần tô thắm trang sử truyền thống văn hóa, Cách mạng của quê hương Mường Thàng, xây dựng xã Dũng Phong trở thành xã giàu mạnh, văn minh, đi đầu trong phong trào xây dựng NTM. 


Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất.

Chương trình nghệ thuật chào mừng được mở màn với dàn trình tấu chiêng Mường của gần 200 diễn viên là các nghệ nhân tay chiêng và diễn viên quần chúng đã tái hiện lại lịch sử của lễ hội, huyền thoại vườn hoa, núi Cối; giới thiệu các đặc trưng văn hóa, sản vật tiêu biểu của huyện Cao Phong.

Tại Lễ hội, du khách được tham quan, thưởng thức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, ẩm thực của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tại Lễ hội còn diễn ra các hoạt động thi hát Ví, Đúm, trình tấu chiêng Mường; tổ chức các giải thể thao, các trò chơi dân gian; giao lưu văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc.

Theo kế hoạch, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018 sẽ diễn ra đến hết buổi sáng ngày 22/2 (tức mồng 7 Tết).


Minh Tuấn

(Đài Cao Phong)


Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục