(HBĐT) - Từ Hòa Bình có 2 đường để đến đền Chúa hang Miếng (xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Một là đường bộ, qua trung tâm huyện và các xã Mường Khoa, Tô Múa. Hai là đi bằng đường thủy, chạy ngược sông Đà theo hướng thủy điện Sơn La. Chúng tôi chọn cách thứ hai. Từ cảng Thung Nai (Cao Phong), qua đền Chúa Thác Bờ, lênh đênh trên hồ Hòa Bình khoảng 2 giờ đồng hồ nữa, chúng tôi tới bản Nà Bái, nơi có đền Chúa hang Miếng.


Đền nằm bên bờ phải sông Đà, tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng - một dải núi đất nhô ra phía sông, tạo không gian vô cùng thoáng mát. Đền được xây dựng khá khang trang với 3 gian, kiến trúc mặt hình chữ đinh, mái đền lợp tôn, thiết kế theo kiểu vòm cuốn. Từ sân đền, hướng tầm mắt ra xa là những dãy núi xanh mờ ảo, ẩn hiện trong làn sương sớm, những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước sông Đà.


Một góc đền Chúa hang Miếng (xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).

ông Quách Công Toàn, chủ nhang đền Chúa hang Miếng cho biết: "Đền Chúa hang Miếng và đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng thờ liệt nữ anh hùng dân tộc Mường Đinh Thị Vân.” Tương truyền rằng, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn (ở Lai Châu), Lê Lợi cùng đoàn xuôi thuyền dọc sông Đà để trở về kinh đô Đông Kinh nhưng khi đến khúc sông ở hang Miếng thì gặp mưa to, gió lớn, nước lũ dâng cao không thể đi tiếp. Nhà vua bèn cho quân sĩ nghỉ lại đây, chờ nước rút. Nhưng mỗi ngày trời mưa một to, nước chảy cuồn cuộn, quân lương cạn kiệt. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực cùng mọi người dũng cảm chèo thuyền vượt thác, ghềnh đem lương thảo tiếp tế. Sau nhiều chuyến vận chuyển thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương thực chòng chành rồi bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng. Thi thể của bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của bà, cuối năm 1431, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở hang Miếng, dân gian gọi là đền Chúa hang Miếng với mong muốn được che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. Đền được coi là một nhánh của đền Chúa Thác Bờ.

Những năm đầu của thế kỷ XX, thực dân Pháp cho xây dựng và mở rộng lại đền. Tuy nhiên, sau khi Thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì hang Miếng và ngôi đền cũ đều bị ngập. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, ngôi đền được chuyển lên mỏm đồi cao về phía tây, cách đền cũ 150 m. ông Quách Công Toàn nhớ lại: "Năm 1993, tôi được UBND xã Quang Minh cho phép quản lý, trùng tu, tôn tạo ngôi đền. Giai đoạn đầu rất khó khăn, đường đi lại chỉ là lối mòn, không có đường ô tô, không điện, không nước. Khi đó, đền chỉ là túp lều tranh nhỏ. Để xây đền, tôi đã bán cả trâu, bò - tài sản lớn nhất của gia đình và đi quyên góp khắp nơi. Được anh em, bạn bè và du khách thập phương giúp đỡ, đặc biệt được ông Quách Công Nhật - chủ nhang đền Chúa Thác Bờ động viên về vật chất và tinh thần, tôi đã trùng tu, sửa sang ngôi đền như hiện nay.”

Cùng với đền Chúa Thác Bờ, đền Chúa hang Miếng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khu vực Hồ Hòa Bình. Tới đây, du khách không chỉ được trẩy hội, cầu may, được tìm hiểu thêm về những lễ thức của đồng bào Mường mà còn được tìm đến vẻ đẹp non nước hữu tình, giúp tĩnh tâm, thư thái. Nhiều du khách thập phương vẫn truyền nhau: Đến đền Chúa hang Miếng, những nguyện ước cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu tự đều rất linh ứng. Có lẽ cũng vì thế mà hiện nay, nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đi thưởng ngoạn sông Đà nhất định phải tìm đến nơi đây.


Hải Yến


Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục