(HBĐT) - Những chiếc bánh uôi nóng hổi, thơm nồng cùng mâm cỗ lá truyền thống của người Mường được các mế, các mẹ thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên. Từ giây phút người chủ gia đình thắp nén nhang cúng đất nước, tổ tiên xong là ngày hội ăn Tết 19/8 ở Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) bắt đầu. Năm nào cũng vậy, vào dịp 19/8, người Mường Vó lại tổ chức ăn Tết 19/8 để con cháu sum vầy. Đây là truyền thống lâu đời của người Mường Vó nhằm giáo dục truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương.


Phong tục ăn Tết 19/8 tại Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là dịp con cháu sum vầy bên gia đình.

Mường Vó gồm 3 xóm: Vó Trên, Vó Giữa và Vó Dò. Theo các cụ trong Mường kể lại, trước kia, người dân nơi đây thường tổ chức ăn Tết rằm tháng 7 để tổng kết một mùa vụ kéo dài, còn gọi là "Rửa lá lúa”, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; người dân có sức khỏe, nhà nhà giàu có. Tuy nhiên, từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, phong tục ăn rằm tháng 7 được chuyển thành ăn Tết 19/8. Người dân Mường Vó lý giải, ngày rằm tháng 7 sát với ngày 19/8. ăn rằm tháng 7 cùng vào ngày 19/8 để giảm bớt lễ nạp, ăn uống của người dân trong Mường, vừa để kỷ niệm ngày cách mạng thành công của đất nước. Tết 19/8 từ đó trở thành Tết đặc biệt lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán của người Mường Vó. Hiện nay, phong tục ăn Tết 19/8 đã trở thành ngày truyền thống được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy...

Mế Bùi Thị Diện, 78 tuổi ở xóm Vó Giữa chia sẻ: Trước đây, dù cuộc sống còn khó khăn, khổ cực, có khi cả năm, cả tháng ăn cơm độn, rau rừng nhưng riêng ngày rằm tháng 7 và Tết Nguyên đán, các gia đình trong bản nhà nào cũng phải thịt lợn, thịt gà, làm bánh uôi... Ngày nay, cuộc sống ở Mường Vó đã đổi thay nên ngày Tết truyền thống càng trở lên đông vui, đầy đủ hơn. Trong ngày Tết 19/8, món bánh uôi gần như không thể thiếu. Bánh uôi ở Mường Vó được gói bằng công thức rất đặc biệt, khác so với các Mường trên địa bàn tỉnh. Để chuẩn bị làm bánh uôi, người phụ nữ trong gia đình phải chuẩn bị nguyên liệu từ trước như: lá bương phải chọn những chiếc lá to bánh tẻ, không bị rách về rửa sạch và hong khô nước. Nguyên liệu là gạo nếp nương vo kỹ, xay thành bột thật mịn. Đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mường sẽ nhào, nặn thành từng chiếc bánh nhỏ, rắc vừng, lạc, sau đó quấn lại bằng lá bương… Bánh gói xong xếp vào chõ để khi hấp được chín đều. Bánh uôi được hấp khoảng một giờ, khi thấy lá bương chuyển sang mầu đậm là bánh đã chín, gắp ra rổ, để ráo. Từng đôi bánh nhỏ được đồ chín có mùi thơm đặc biệt và đây là món quà mà gia chủ tiếp đãi khách đến chơi nhà. Ngoài ra, người Mường Vó còn chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên với các món truyền thống như thịt lợn, thịt gà, rau đồ, xôi, cá và không thể thiếu món bánh uôi truyền thống.

Ngoài mâm cúng, gia đình nào cũng dọn thêm vài mâm mời khách đến cùng chung vui. Tết 19/8, con cháu Mường Vó khắp mọi miền đất nước đều trở về quê cha, đất Mường sum vầy bên gia đình. Trong mâm cỗ vui vầy, lời hát đối thiết tha được cất lên. Ngày này nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc. Ngoài đường thì chăng khẩu hiệu mừng ngày Cách mạng Tháng Tám, mừng quê hương, đất nước đổi mới.

Cuộc sống của đất Mường Vó đang từng ngày đổi thay, chào đón mùa thu mới đầy khát vọng, yêu thương, vươn tới tương lai. Giờ đây, Mường Vó là 3 xóm có điều kiện KT-XH phát triển nhất của xã Nhân Nghĩa. Con em Mường Vó chăm chỉ học hành, thành đạt trong và ngoài tỉnh. Mường Vó luôn gương mẫu đi đầu trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 Thu Thủy


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục