Chiều 25-2, tại sân nhà Thái học trong Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm "Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức.


 

Khai mạc triển lãm Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Quốc hiệu là danh xưng chính thức của đất nước, mang niềm tự hào và khẳng định ý chí độc lập. Lịch sử dân tộc trong cả chiều dài đã chứng kiến nhiều lần quốc hiệu thay đổi. Mỗi quốc hiệu ghi dấu một thời kỳ lịch sử dân tộc, gắn liền với những chiến công, những vị anh hùng, những bước phát triển. Từ khi dựng nước cho đến trước khi có quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9-1945, nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi quốc hiệu. Cho đến nay chúng ta biết được những điều này nhờ những tài liệu lưu trữ còn giữ được. Khối mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận năm 2009 - còn ghi khắc khá đầy đủ những thông tin về quốc hiệu và kinh đô của nước ta trong những giai đoạn lịch sử trước năm 1945.

Các mộc bản sách:Đại Việt sử ký toàn thư;Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập;Khâm Định Việt sử thông giám cương mục;Đại Nam thực lụccho biết chúng ta đã từng có 9 quốc hiệu: Xích Qủy thời Kinh Dương Vương; Văn Lang thời Hùng Vương; Âu Lạc thời An Dương Vương; Vạn Xuân thời Tiền Lý; Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê; Đại Việt thời Lý - Trần - Lê; Đại Ngu thời nhà Hồ; Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh. Các mộc bản cũng kể lại tỷ mỷ chuyện định đô qua các đởi vua, tả lại hình thể núi sông, quy mô dài rộng và cả sự xem xét đánh giá địa thế, phong thủy của nhà vua và các quần thần khi quyết định chọn kinh đô cho đất nước.

Nhìn từ góc nhìn di sản văn hóa, triển lãm những tư liệu mộc bản đã phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt từ xa xưa thông qua những lần đặt, đổi quốc hiệu và kinh đô đất nước của các vương triều và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân. Các mộc bản, là khuôn bản in gốc của các sách, mang những giá trị lịch sử trong nội dung đồng thời cũng cho công chúng được tiếp cận gần hơn với các hiện vật lưu trữ di sản tư liệu của Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 32 hình ảnh, tài liệu và 20 phiên bản mộc bản triều Nguyễn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của các quốc hiệu và kinh đô của Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 25-2 đến ngày 25-3 tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

 

                                     TheoNhandan

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục