(HBĐT) - Chùa Hang - Hang Chùa thuộc xã Yên Trị (Yên Thủy). Chùa Hang - Hang Chùa chứa đựng nhiều điều huyền bí của nền Văn hóa Hòa Bình, về căn hầm thời chiến trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong hang Chùa còn có dòng sông ngầm không bao giờ cạn giúp ruộng đồng xã Yên Trị quanh năm tươi tốt. Với ý nghĩa lịch sử to lớn, năm 1994, chùa Hang được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH - TT&DL) công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


Lễ hội Chùa Hang, xã Yên Trị (Yên Thủy) năm 2019 thu hút đông đảo du khách thập phương thăm quan, khám phá. 

Nơi lưu giữ vết tích nền Văn hóa Hòa Bình

Theo các nhà khảo cổ, hang Chùa là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Hòa Bình. Chùa Hang hội tụ linh khí của đất trời, trong núi Chùa Hang có trên dưới 10 hang động lớn nhỏ, trong đó có 3 hang động có suối chảy, có kho tàng nghệ thuật kiến trúc cổ tinh xảo của các bậc tiền nhân được minh chứng là 2 ngôi chùa cổ và 3 bức minh văn, Hán tự được trạm khắc tinh xảo, có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, các họa tiết trên bát hương và án hương cổ trên đá có niên đại từ thế kỷ XVIII.

Chùa Hang còn có tên gọi Văn Quang Động, chùa tọa trên vách đá. Chùa Hang có 2 ngôi chùa kiến trúc cổ xây dựng theo kiểu chữ nhất. Chùa Hang được các bậc tiền nhân xây dựng từ lâu và được tôn tạo vào thời Hoàng triều Khải Định Nhâm Tuất niên (triều Khải Định năm Nhâm Tuất). Lúc bấy giờ, chùa có tên gọi Thanh Lam Tự. Thanh Lam Tự có hệ thống tượng phật cổ được tạc từ thế kỷ XVIII. Đây là di sản nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, độc đáo của dân tộc Mường Hòa Bình. Chùa còn có một bàn cờ đá, phía trên cửa chùa khắc dòng chữ Hán trên vách đá là "Lăng tiêu tiếu bích” (ngọn núi biếc cao vút, sương phủ mờ ảo).

Điều độc đáo và ấn tượng nhất tại hang Chùa có lẽ là những vỏ ốc, vỏ sò hóa thạch xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau tạo thành một "quả đồi vỏ ốc” trong hang. Đây là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Yên Trị. Bất cứ du khách nào khi đến thăm quan, vãn cảnh hang Chùa đều phải trầm trồ, thán phục trước vẻ đẹp huyền bí của quả đồi vỏ ốc.

Ngoài những vết tích của nền Văn hóa Hòa Bình, hang Chùa còn được biết đến là nơi lưu giữ vết tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1955 - 1975). Nơi đây, trước kia là vùng núi hẻo lánh nên hang Chùa được bộ đội đào hầm rộng xuyên núi làm kho vũ khí. Sau khi kho vũ khí được chuyển đi, núi Chùa Hang được chọn làm kho bạc Nhà nước, cất giấu ngân khố quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Dòng sông ngầm trong núi

Kỳ lạ nhất là trong núi Chùa Hang có một dòng sông ngầm chảy qua. Không ai biết con sông ngầm này có từ lúc nào, chỉ biết rằng chưa bao giờ người dân địa phương thấy cạn nước, nguồn nước chảy ra trong vắt, mùa hè thì mát lạnh, mùa đông thì rất ấm. "Vào mùa hạn, Yên Thủy không có nước tưới cho ruộng, nhưng nguồn nước ngầm trong núi Chùa Hang vẫn chảy không ngừng, người dân thường vào hang, bơm nước để tưới cho đồng ruộng. Chính vì vậy mà ruộng đồng của xã tôi quanh năm tốt tươi. Ở một số cửa hang còn có rất nhiều cá. Mỗi khi trời mưa to, nước trong hang ào ra, người dân ra cửa hang dùng vợt bắt cá" - Cụ Trần Hữu Lữ, xóm Ninh Hòa, xã Yên Trị chia sẻ.

Vì là nguồn nước mạch tự nhiên nên nhiều gia đình sống xung quanh núi Chùa Hang vẫn qua các hang động lấy nước về sinh hoạt, nước dùng pha chè rất thơm, không bao giờ có cặn đá vôi, nấu cơm dẻo. Vì vậy, mỗi dịp lễ, Tết, người dân thường lấy nước ở đây về gói bánh.

Đồng chí Bùi Xuân Sơn, cán bộ văn hóa xã Yên Trị cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã Yên Trị luôn quan tâm tới công tác bảo tồn và quảng bá hình ảnh Chùa Hang tới du khách thập phương. Xã đã thành lập Ban quản lý di tích Chùa Hang. Hàng năm, Ban quản lý di tích được kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức để thống nhất các phương án quản lý, tổ chức lễ hội Chùa Hang. Vấn đề ANTT, vệ sinh môi trường tại chùa được đảm bảo. Lễ hội Chùa Hang được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc. Từ đầu năm đến nay, Chùa Hang đã đón khoảng 4.600 lượt khách đến thăm quan, khám phá.

                                                                           Thu Thủy

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục