(HBĐT) - Ngày 26/4, tại xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) Gia tộc cụ Tổng Kiêm tổ chức lễ đón mừng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống pháp của nghĩa quân Tông Kiêm – Đốc Bang năm 1909-1910” và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa của cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang. Dự và chúc mừng có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn và đông đảo con cháu gia tộc cụ Tổng Kiêm.


Lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn tặng hoa chúc mừng Gia tộc cụ Tổng Kiêm. 

Cụ Tổng Kiêm tên thật là Nguyễn Văn Kiêm, sinh năm Ất Sửu (1865) tại xóm Đễnh, tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn (nay là xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn). Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên tỉnh Hòa Bình, cụ Nguyễn Văn Kiêm tham gia vào bộ máy chính quyền của Pháp. Cụ làm tới chức Chánh tổng của tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn (cũ) nên cụ có tên gọi là Tổng Kiêm. Trước đó, cụ vốn là thuộc tướng của Đốc Ngữ, do chiến đấu xuất sắc được phong là Lãnh Binh, nên còn gọi là Lãnh Kiêm.

Từ tháng 4/1909 đến tháng 1/1910, Tổng Kiêm cùng Đốc Bang tập hợp nghĩa quân, dấy binh khởi nghĩa. Cụ Tổng Kiêm được phong làm Chánh Thống Tướng, cụ Đốc Bang được phong làm Phó Thống Tướng. Ngày 15/4/1909, 2 cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang cùng 30 nghĩa quân đã làm lễ tế cờ tại núi Viên Nam (Vườn Nam), cờ màu đỏ, giữa có 2 chữ "Bình Tây”. Nghĩa quân mang tên là Quân đội Bình Tây với khẩu hiệu "Nam Sơn Hoàng Bà, Khởi nghĩa Bình Tây, Độc lập Chính phủ”. Ngày 20/1/1910, sau trận đánh cuối cùng – trận đánh sống còn với thực dân Pháp, cụ Tổng Kiêm bị bắt, kết án 25 năm tù và đày ra Côn Đảo. Đến năm 1933, cụ Tổng Kiêm được đặc xá và trở về quê hương. Cụ mất năm Nhâm Ngọ (1942), hưởng thọ 77 tuổi. Hiện nay, phần mộ của Cụ an táng tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Bình Tây do cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa đánh chiếm tỉnh lỵ đầu tiên và cũng là cuộc khởi nghĩa duy nhất trong các cuộc khởi nghĩa của đồng bào miền núi đã gây lên tiếng vang lớn. Cuộc khởi nghĩa làm cho thực dân Pháp ở Hòa Bình tổn thất nặng nề và hoang mang lo sợ, buộc chúng phải thay đổi chính sách cai trị mềm mỏng hơn với vùng địa bàn miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho ta xây dựng căn cứ cách mạng sau này khi có Đảng lãnh đạo. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa đã chia lửa kịp thời giúp cho nghĩa quân Yên Thế tránh được tình thế nguy hiểm đang bị quân Pháp bao vây, tấn công.

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1909-1910 của Nghĩa quân Bình Tây do cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang lãnh đạo đã được sử sách ghi lại như một vết son lịch sử tỉnh Hòa Bình và lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910” đã được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.



Hồng Ngọc

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục