(HBĐT) - "Đối với người Mường, chiêng là linh hồn, là báu vật. Tiếng chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường. Biết đánh chiêng từ khi 10 tuổi, giờ tóc đã bạc nhưng tôi vẫn đam mê cháy bỏng với chiêng. Thế nhưng, điều làm tôi trăn trở, day dứt nhất là hiện nay, một bộ phận lớp trẻ trong xã không mặn mà với chiêng nữa, thậm chí các con, các cháu không hiểu ý nghĩa của tiếng chiêng”- cụ Bùi Ngọc Bích, xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.


Cụ Bùi Ngọc Bích cùng đội chiêng xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) tham gia trình tấu chiêng tại Lễ hội đền Bồng Lai năm 2019.

Cụ Bùi Ngọc Bích (75 tuổi), xóm Bưng 1 được người dân trong xã Thu Phong kính trọng gọi là nghệ nhân. Người dân nơi đây gọi cụ là "nghệ nhân” bởi cụ có công lớn trong việc bảo tồn chiêng Mường. Hàng ngày, cụ Bích vẫn truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con, cháu trong xóm, trong xã chỉ với mong muốn sao cho thế hệ trẻ hiểu về giá trị của chiêng Mường. Cụ Bích là chủ phường duy nhất tại xã Thu Phong. Cụ đánh được 10 bài chiêng khác nhau. Những bài chiêng nổi tiếng được cụ cùng đội văn nghệ của xóm Bưng 1 tham gia các sự kiện lớn của tỉnh, của huyện. Mỗi khi huyện có sự kiện quan trọng, phòng VH-TT huyện Cao Phong lại mời cụ cùng đội văn nghệ của xóm Bưng 1 tham gia trình tấu chiêng. Từ đó, chủ phường Bùi Ngọc Bích luôn nâng niu trên tay 3 chiếc chiêng đi khắp mọi nơi.
Cụ Bích kể: "Có một thời, ở Mường Thàng, cứ vào dịp lễ hội là già, trẻ, trai, gái lại xúng xính trong những bộ quần áo dân tộc, cùng nhau nhảy múa theo điệu chiêng. Có những đêm, dân bản chúng tôi đốt lửa quây quần bên nhau, cùng nắm tay hát các làn điệu dân ca Mường. Tiếng chiêng cứ ngân dài, ngân mãi hòa quyện trong từng ánh mắt, nụ cười, trong câu chuyện tình yêu đôi lứa, trong tình làng, nghĩa xóm. Cứ thế, trình tấu chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân xứ Mường”.

Người Mường xưa kia yêu chiêng là thế, vậy mà hiện nay, một bộ phận giới trẻ không còn mặn mà, tha thiết với chiêng. Nhiều bạn trẻ không hiểu được giá trị của chiêng Mường. Chính vì vậy, công tác bảo tồn chiêng Mường tại xã Thu Phong gặp không ít khó khăn. Hiện nay, toàn xã Thu Phong còn khoảng 300 chiếc chiêng. Chỉ vào dịp lễ, tết, các ngày hội lớn đội văn nghệ của xóm, xã mới trình tấu chiêng. Những người biết đánh chiêng chủ yếu là ở lứa tuổi người cao tuổi và trung niên. Đa số thanh niên không biết đánh chiêng. Thế hệ trẻ không kiên trì học cách đánh chiêng như trước kia. Đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia lớp truyền dạy chiêng của cụ Bích nhưng bỏ dở.

Điều trăn trở lớn nhất của cụ Bích trong việc truyền dạy chiêng hiện nay là chưa truyền dạy được cách đánh chiêng chủ phường cho bất cứ người nào. Thế hệ trẻ có thể học được cách đánh chiêng, nhưng chưa ai học được cách đánh chiêng của chủ phường. Người chủ phường phải đánh 3 chiêng cùng 1 lúc. Âm của tiếng chiêng chủ phường phải vang vọng. Theo cụ Bích, hiện tại, chỉ có chị Bùi Thị Dung, xóm Bưng 1 là người có năng khiếu và có khả năng đánh chiêng của chủ phường.

Chị Bùi Thị Dung, xóm Bưng 1 chia sẻ với chúng tôi: Tôi đã học đánh chiêng 4 năm nay. Tôi đang tập đánh chiêng chủ phường. Đối với tôi, khó khăn nhất trong việc tập đánh chiêng chủ phường là đánh lộn giữa các chiêng. Chủ phường phải đánh 3 chiêng con cùng một lúc. Chính vì vậy, các thao tác của người chủ phường phải thật nhanh giữa chiêng bên trái và chiêng bên phải. Người chủ phường phải đánh sao cho âm thanh thật chuẩn, thật chính xác để những người đánh chiêng thường trong đội chỉ cần nghe tiếng chiêng của chủ phường là đánh được. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng tập luyện thật nhiều để trở thành chủ phường, để tiếng chiêng chủ phường của cụ Bích có người kế thừa.

                                                                                                   Thu Thủy

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục