(HBĐT) - Đối với Phật tử, mùa xuân là lúc thích hợp để hành hương, chiêm bái các chùa chiền tự viện khắp trên ba miền đất nước. Còn đối với tín ngưỡng dân gian, ngày xuân không thể thiếu việc đến chùa để xin phước lộc, cầu bình an. Trong sắc xuân rực rỡ, nắng xuân ấm áp, cửa chùa bình yên, thoảng hương trầm tịnh mặc luôn rộng mở đón Phật tử, người dân, du khách đến vãn cảnh, cầu bình an.

 

Một góc chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn) được hoàn thiện khang trang, bề thế.

Trò chuyện với chúng tôi, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn) chia sẻ: Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ngoài ra, rất nhiều Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp để đón những du khách đến chùa. Ngôi chùa dần đã trở thành bàn thờ chung của tăng ni, Phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày Tết... Không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán. Đặc biệt, đi lễ chùa vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới gọi là "Tống cựu nghinh tân” (tiễn năm cũ, đón năm mới). Đây là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sau khi thăm hỏi, chúc Tết những người thân trong gia đình rồi hàng xóm láng giềng thì các gia đình hay tổ chức đi du xuân. Đến cửa chùa để cho tâm hồn được thanh thản với những giây phút tĩnh lặng trước những tất bật ngược xuôi của dòng đời.

Trên địa bàn tỉnh ta, những năm qua, việc xây dựng cảnh chùa đã được các cấp, ngành, đông đảo Phật tử và nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Hiện nay, một số chùa đã được xây mới, tu sửa khang trang, có cảnh quan đẹp, uy nghiêm như chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Khánh, chùa Quèng Ang (Cao Phong), chùa Thượng (Lạc Sơn), chùa Phật Quang Hòa Bình (thành phố Hòa Bình), chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Kỳ Sơn)…

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, địa phương xin cấp thêm diện tích đất khu vực đồi Ba Vành để mở rộng không gian chùa Phật Quang Hòa Bình, làm thủ tục để xây dựng chùa ở núi đầu rồng (Cao Phong), chùa Hang (Yên Thủy), Hang Bụt (Tân Lạc), chùa Bẵn (Kỳ Sơn). Các nhà chùa đều được hướng dẫn xây dựng để có kiến trúc, cảnh quan, không gian sinh hoạt tín ngưỡng phù hợp với truyền thống văn hóa của chùa Việt Nam cũng như văn hóa Phật giáo nước ta. Trước thềm xuân Canh Tý, các nhà chùa trên địa bàn tỉnh đều đã được tu sửa, chỉnh trang, trang hoàng để đón du khách, phật tử đến thăm, chiêm bái.

Vào những dịp lễ, tết như Tết Nguyên đán, Lễ thượng Nguyên, Đại lễ Phật đản, Lễ vào hè, Lễ an vị Phật thánh... các nhà chùa đều tổ chức nghi lễ theo đúng truyền thống của đạo Phật và mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc ta có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, Chư Tăng ban trị sự Giaos hội Phật giáo tỉnh, Phật tử chùa Phật Quang Hòa Bình còn đến một số chùa trong tỉnh như chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Quèng Ang, chùa Khánh (Cao Phong), chùa Hang (Yên Thủy)… để hướng dẫn, giúp đỡ các chùa thực hiện nghi lễ. Các nghi lễ được tổ chức thực hiện đều mang ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc về tôn sư, trọng đạo tri ân, báo ân sâu nặng trong tinh thần đạo pháp dân tộc hòa hợp. Qua các lễ hội mang tính giáo dục cho bà con nhân dân Phật tử hiểu thêm về triết lý nhân sinh, văn hóa truyền thống để sống tốt đời, đẹp đạo, làm tốt nghĩa vụ công dân của mình.

Ngày Tết, ngoài việc đến chùa hành lễ, cầu bình an, du khách, Phật tử còn được các Chư tăng trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Chư tăng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thuyết giảng giáo lý. Được tiếp thu chính pháp đạo Phật, bà con nhân dân, Phật tử dần giác ngộ, không tin vào mê tín dị đoan, tà giáo, hiểu được ý nghĩa tôn thờ tổ tiên; giúp cho Phật tử hiểu biết về chính pháp, cách thờ phụng tổ tiên, lễ nghi đạo Phật trong nhân dân. Biết tri ân công đức đối với bậc tiền nhân có công với dân, với nước; sống đoàn kết hòa hợp, làm thêm nhiều việc thiện, loại trừ cái ác, cùng nhau hân hoan đón xuân mới an lành.


 Dương Liễu

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục