(HBĐT) - Sau 25 năm thành lập, đến nay, Hội quy tụ được 637 hội viên. Các hội viên đều là những người đam mê làm vườn, trồng hoa, cây cảnh, chế tác đá cảnh non bộ, đá phong thủy, gỗ lũa và các sản phẩm từ gỗ...


Trên địa bàn thành phố Hòa Bình xuất hiện ngày càng nhiều các nhà vườn, các cửa hàng hoa, cây cảnh. Ảnh: Khách hàng chọn mua hoa tại cửa hàng hoa, cây  cảnh Quyền - Mây trên đường Trần Hưng Đạo - TP Hòa Bình.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và sinh vật cảnh tỉnh chia sẻ: Trong thời gian qua, Hội tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích và giá trị văn hoá nghệ thuật đặc sắc, giá trị kinh tế của nghề làm vườn và sinh vật cảnh. Động viên hội viên tiếp tục sáng tạo, tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để tạo sản phẩm đặc thù từ nghề làm vườn và sinh vật cảnh trên địa bàn. Đề xuất với các cấp, ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ, có những chính sách phù hợp để phát huy, phát triển nghề làm vườn và sinh vật cảnh. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, ngành về KHKT để đưa nghề sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao. Theo đó, năm qua, tổ chức Hội đã đứng ra kết nối, tổ chức cho các hội viên tham gia triển lãm, hội chợ, festival hoa, cây cảnh, trình diễn nghề truyền thống, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm làm vườn hữu cơ kết hợp với thị trường; tham gia hội thảo đánh giá hoạt động phát triển sản xuất, thị trường và đổi mới chính sách nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2016-2019 do Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức. Không chỉ tham gia triển lãm ở tỉnh, sản phẩm sinh vật cảnh của các hội viên còn được góp mặt ở triển lãm Festival sinh vật cảnh Bắc Ninh, tham gia triển lãm sinh vật cảnh tại Phúc Thọ - Hà Nội nhân dịp tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới của thành phố.

Sẵn niềm đam mê, có thêm sự động viên, khích lệ và hỗ trợ từ Hội, nhiều hội viên tích cực ứng dụng thành tựu KHKT để phát triển nghề. Riêng với nghề làm vườn, trong năm qua, 42 thành viên HTX Mỹ Tân, xã Tân Thành - nay là xã Cao Dương (Lương Sơn) đã ứng dụng KHCN để chăm sóc 86 ha cây có múi, 20 ha cây ăn quả khác. Kết quả đã thu hoạch 200 tấn quả, doanh thu đạt 50 tỷ đồng, thu lãi 25 tỷ đồng. Một số hội viên như: Trần Hùng, xã Thanh Hối (Tân Lạc); Dương Như Mừng, xã Bình Thanh (Cao Phong); Quản Thế Lợi, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) duy trì việc chăm sóc vườn, trang trại bưởi, cam, cho thu nhập từ 2 - 4 tỷ đồng/năm.

Các hội viên ở mảng sinh vật cảnh cũng không ngừng áp dụng tiến bộ KHKT để phát triển nghề. Từ chỗ để thỏa chí đam mê, các sản phẩm gỗ lũa, cây cảnh bonsai, đá, cá, chim cảnh… trở thành các mặt hàng kinh doanh có giá trị kinh tế cao. Một số sản phẩm cây, đá cảnh của các hội viên: Đinh Đức Kháng, Vương Đình Ninh, Nguyễn Kiều Bình, Nguyễn Mạnh Tiến, Lê Huy Sơn… có giá trị hàng chục tỷ đồng.

Theo đồng chí Vương Đắc Hùng, trong thời gian tới, cùng với việc chuẩn bị Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội, các cấp Hội tiếp tục ứng dụng tiến bộ KHKT để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Gắn phát triển sinh vật cảnh với phát triển du lịch sinh thái. Một mặt tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, là ngôi nhà chung, nơi hội tụ của những người đam mê sinh vật cảnh.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục