Thời gian gần đây, đã có nhiều tác giả chọn chủ đề COVID-19 để sáng tác các bài hát sôi động, ý nghĩa, mang tính cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua dịch bệnh.

Chú thích ảnhBài hát "Đánh giặc Corona” của TS Lê Thống Nhất sáng tác chỉ sau vài ngày đã có hơn 2 triệu lượt người xem trên mạng xã hội.

Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra đang diễn biến phức tạp, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng về mọi mặt. Các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực đều chung tay phòng chống dịch bệnh, trong đó, lĩnh vực âm nhạc cũng đang góp phần vào việc chiến đấu với loại virus nguy hiểm này.

Với những ca từ giản dị, dễ hiểu, bài hát về phòng chống dịch COVID-19 mang tên "Đánh giặc Corona" của tác giả Lê Thống Nhất (65 tuổi) - người được mệnh danh là "Tiến sĩToán học có tâm hồn nghệ sĩ" đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội.

Chia sẻ về ca khúc này, TS Lê Thống Nhất cho biết: "Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói, 'Chống dịch như chống giặc' ngay từ phiên họp đầu tiên về phòng chống dịch COVID-19. Sau đó, cả nước cùng hưởng ứng phòng chống một cách mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Đến đêm 5/2, một giáo viên dạy Toán ở Thanh Hoá gửi cho tôi bài vè về dịch bệnh. Vì vậy, tôi đã nảy ra ý nghĩ viết một ca khúc để có một cách nói bằng âm nhạc, nhằm truyền thông cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Bài hát "Đánh giặc Corona” ra đời từ đó".

Ca khúc "Đánh giặc Corona” đã được nhạc sĩ Nguyễn Hải (Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ ở Nghệ An) tiến hành hoà âm. Sau đó, các ca sĩ Hải Lê và Thế Anh đã thể hiện bài hát với giai điệu sôi nổi.

Qua bài hát, thầy giáo Lê Thống Nhất muốn người nghe hiểu rằng, việc chống dịch không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm của toàn dân.

Bác sĩ Trương Văn Quý, Tổng thư ký Hội Truyền nhiễm Việt Nam đã gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Lê Thống Nhất: "Trong đại dịch COVID-19,công tác truyền thông tới từng người dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Hội Truyền nhiễm Việt Nam trân trọng cảm ơn thầy giáo đã sáng tác kịp thời một ca khúc, giúp tiếp cận hàng triệu người dân, góp phần khích lệ, động viên, cổ vũ các "chiến sỹ áo trắng", trong đó có các hội viên của Hội Truyền nhiễm Việt Nam đang trực diện ngày đêm phòng chống dịch bệnh. Mong các đơn vị truyền thông và mạng xã hội chung tay tiếp tục lan tỏa ca khúc”.

Cùng các ca sĩ trẻ hưởng ứng phong trào phòng chống COVID-19 qua video ca khúc "Đánh giặc Corona":

Thông qua ca từ, giai điệu, thông điệp được truyền đi mềm mại,nhạc sĩ Sa Huỳnh và chồng là nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng cũng chọn chủ đề dịch COVID-19 để sáng tác bài hát.

Nhạc sĩ Sa Huỳnh sáng tác ca khúc "Đôi mắt nCoV” để nói về dịch bệnh đang hoành hành. Trong đó, hình ảnh những bác sĩ từ vùng dịch Vũ Hán phải mặc kín đồ, kính bảo hộ suốt ngày đêm, chỉ để hở đôi mắt được lấy làm trung tâm. Bài hát ca ngợi, cổ vũ và động viên tinh thần các y bác sĩ trong cơn đại dịch.

Nhạc sĩ Sa Huỳnh cho biết, trước ca khúc "Đôi mắt nCoV”, ông xã chị - nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng cũng cho ra mắt ca khúc "Đại dịch Vũ Hán”. Sau khi khỏi bệnh, nhạc sĩ Sa Huỳnh đọc được bài viết Những đôi mắt từ Vũ Hán đăng tải trên Báo điện tử Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh vào ngày 4/2, khiến chị xúc động.

Sáng 5/2, nữ nhạc sĩ đã nhờ chồng hỗ trợ bản phối cho ca khúc. Trong 11 giờ đồng hồ làm việc liên tục, bản phối và bản thu âm ra đời. Nhạc sĩ Sa Huỳnh mong muốn ca khúc sẽ giúp mọi người có ý thức hơn về dịch bệnh, cũng như động viên, chia sẻ với nhau trong hoàn cảnh khó khăn.

Cùng lắng nghe những giai điệu và ca từ xúc động qua video bài hát "Đôi mắt nCoV" của  NS Sa Huỳnh:

 Theo Baotintuc

 


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục