(HBĐT) - Vẫn ấn tượng bởi nhiều dịp 21/6 (Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam), ông Trần Quang Thạch (TP Hòa Bình), hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, tác giả thơ lâu năm luôn có các bài thơ tặng những người làm báo tỉnh nhà. Sau này, theo dõi trên Báo Hòa Bình, Văn nghệ Hòa Bình… thấy thơ ông xuất hiện khá đều đặn với giọng thơ trẻ, tha thiết với cuộc đời. Năm 2019, ông ra tập thơ "Cất nắng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam) như là một sự đánh giá, "sơ kết” một chặng đường làm thơ của mình.



Bìa tập thơ "Cất nắng" của tác giả Trần Quang Thạch.

Một tập thơ đầy đặn, có chất lượng, đa dạng đề tài, chủ đề, khi đón nhận, người đọc có chung một nhận xét: nếu không gặp tác giả sẽ lầm tưởng đây là tập thơ của người viết còn trẻ. Bởi mỗi câu thơ, bài thơ đều toát lên sự trẻ trung, tha thiết với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Mỗi miền quê từng qua đều được tác giả quan sát, thể hiện bằng góc nhìn thân thương, ấm áp. Một người đi nhiều và có sự chia sẻ, thấu hiểu mỗi vùng đất, con người đã qua và "chưng cất" thành những vần thơ chan chứa yêu thương. Trên nền thể thơ quen thuộc như lục bát, thơ tự do, thơ 5 chữ, 6 chữ..., hầu hết các bài thơ đều dành "cái tôi trữ tình" để hướng về "cái chúng ta" rộng lớn. Cả tập thơ ít có bài soi rọi, mổ xẻ về nội tâm, hướng nội, mà đều là những cảm xúc hướng tới cuộc đời, cộng đồng.

Cũng vì xuất phát từ những tình cảm rất thật, không cầu kỳ trong diễn đạt, cấu tứ, nên những bài thơ của ông dễ chinh phục bạn đọc và lôi cuốn người đọc vào mạch cảm xúc của mình. Người đọc thích thú với một dòng sông Đà và thành phố quê hương hiện lên mờ ảo bằng ánh sáng của ký ức trong thơ ông. Có chút gì hoài niệm, bàng bạc nhưng lãng mạn, trong sáng và lấp lánh tin yêu. Trong bài Ký ức Đà Giang, bạn đọc thêm biết về một thị xã Hòa Bình năm xưa với nhịp sống đặc trưng: "Bến Đúng, Phương Lâm đò ngang hối hả/ Sớm chiều kẻ đợi, người mong/ Em sang sông đi vào nhà máy". Trong gian khó một thời vẫn tự tại, tươi nguyên tình yêu với thiên nhiên: "Dạo bước đêm hè ngắm trăng thanh". Đọc tập thơ, thấy sông Đà và các miền quê như là "nhân vật trữ tình" xuyên suốt trong nhiều bài thơ của ông. Mỗi cảnh huống, thời điểm mà ông "gặp" sông Đà đều tình cảm, tha thiết và đáng nhớ: "Sông Đà vẫn thức thâu đêm/ Nhớ chiều thu ấy hát câu ru hời/ Nhớ xưa bè gỗ ta ngồi/ Buông câu lục bát bồi hồi đợi em". Nhiều bài thơ thật trẻ trung từ đầu đề, cấu tứ đến cách diễn đạt, thể hiện. Cái tôi - tác giả trẻ trung luôn muốn đối diện, chiêm nghiệm với các nhân vật trữ tình, với "Về Mường em", "Anh đến thăm em", "Bản Lác quê em", "Cánh đồng Mường em", "Hương sắc quê em"... Đấy là những miền quê nên thơ, ấm áp, thẫm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc đang chuyển mình trong cuộc sống mới hôm nay. Với cách gọi "em" thân tình như vậy, không khó để thấy tác giả đã cảm không chỉ bằng cảm tính nhất thời mà bằng cả những gắn bó sâu nặng với mỗi miền quê, những miền đất ông từng đến, từng qua. "Về Mường em chiêng, cồng đằm thắm/ Khúc Rằng thường, Bọ mẹng ngân nga/ Hoa của rừng say điệu xòe đêm hội/ Trăng nghiêng đỉnh núi vời vợi dân ca" (Về Mường em). Dù bằng góc nhìn, chiêm nghiệm của thời hiện tại nhìn về quá khứ qua tầng ký ức tươi thắm hay của chính ngày hôm nay..., mỗi vần của tác giả Trần Quang Thạch luôn có chừng mực, không quá lên gân, cường điệu trong thể hiện. Đấy cũng chính là một phẩm chất dung dị mà mỗi bài thơ cần đạt tới...

Trong tập thơ này, bên cạnh những bài thơ dành cho Hòa Bình - miền quê mà ông từng gắn bó, hay một số bài riêng tư (viết về cha mẹ, tặng con trai, cháu nội...), tác giả Trần Quang Thạch còn mở rộng hướng tới nhiều miền quê, vùng đất trên dải đất hình chữ S. Như một loạt bài về biển đảo, về Trường Sa thân yêu... (Biển Việt Nam, Xuân về đảo xa, Anh lính Trường Sa). Đọc những bài thơ của Trần Quang Thạch, bên cạnh ghi nhận chất trẻ trung, tha thiết với đời, với người, còn thấy trách nhiệm công dân của người cầm bút.

Tuy nhiên, nếu nhiều bài thơ tác giả quan tâm hơn nhiều đến việc đặt đầu đề thì sẽ đỡ gây cho người đọc sự so sánh không cần thiết. Bởi có những bài thơ ông đề tựa giống nhiều ấn phẩm nghệ thuật khác đã có đời sống trong cộng đồng như: "Hoa đất Mường", "Thương nhớ đồng quê", "Một mình", "Làng tôi", "Nơi anh gặp em", "Ký ức"...


Bùi Huy


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục