(HBĐT) - Xã Phú Minh và Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn cũ) đã "về chung một nhà” với tên gọi mới là xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình). Nhưng chợ trung tâm xã mọi người vẫn quen gọi là chợ Hợp Thịnh. Cứ thứ Ba và thứ Bảy hàng tuần, chợ họp rôm rả. Đây cũng chính là chợ trung tâm của khu vực xã Thịnh Minh, Hợp Thành, hay còn gọi là cụm xã Phú Cường. Phiên ngày thứ Bảy đông hơn phiên ngày thứ Ba. Vì chợ bán nhiều nông sản quê ngon và sạch, giá cả hợp lý nên phiên ngày thứ Bảy có đông người dân từ các xã lân cận như Quang Tiến, Mông Hóa, phường Kỳ Sơn, thậm chí cả ở Phương Lâm, Đồng Tiến - các phường trung tâm TP Hòa Bình tìm đến mua rau, củ, quả, quà bánh.


Một góc quà bánh chợ quê Hợp Thịnh, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình).

Chợ Hợp Thịnh giáp ranh với huyện Ba Vì (TP Hà Nội), bên kia sông là xã Yên Mông (TP Hòa Bình), xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Giao thông có đường liên tỉnh thuận lợi, bến phà qua sông Đà chạy suốt ngày đêm, lượng hàng hóa tiểu thương, người dân từ các vùng lân cận mang đến bán ở chợ Hợp Thịnh rất phong phú. Thực phẩm tươi sống nhiều vô kể là ấn tượng đầu tiên khi vào chợ. Từ ngoài cổng có đến hơn 20 hàng bán gia cầm, ngan con, gà con, thỏ giống, chó con... để người mua thỏa sức chọn lựa. Tiếp đến là khoảng gần 30 phản thịt bò, lợn, gà, giò chả, lòng chín, lòng sống... đông đúc người mua bán, chọn lựa, trả giá. Khu vực bán cá với chậu to, chậu nhỏ bày la liệt, đủ loại trắm, chép, trôi, mè... Khá nhiều các bà, các chị bán những mớ cá rô đồng, bống suối, tôm sông, có cả đòng đong cân cấn vẫn còn tươi tanh tách được đựng trong các chậu nhỏ. Thật sự là cả "thế giới” đồ tươi sống, tươi ngon khiến các bà nội chợ chỉ muốn "mang cả chợ về nhà”. Ngay cạnh khu vực bán tôm, cá là 6 - 7 hàng dưa sắn. Những cọng dưa sắn vàng, nước dưa bốc lên mùi chua, thơm ngon thật dễ khiến người đi chợ có cảm giác thèm ăn khi nghĩ đến món dưa sắn nấu cá tép hoặc nấu đầu, lòng cá.

Chợ Hợp Thịnh còn có điều đặc biệt mà người đi chợ thích thú là khu vực bán đồ nông sản quê. Người dân các xã vùng Phú Cường vốn chăm chỉ, hay lam hay làm. Vậy nên ở chợ quê này có nhiều hàng bán ngô nếp căng sữa, luộc ăn thơm, dẻo, ngọt; các hàng khoai lang, khoai tây, cà chua, đậu cô ve, bí đỏ, rau cải ngồng... Khệ nệ xách túi nọ, túi kia, chị Nguyễn Thu Huệ, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cho biết: Thứ Bảy nào không bận là mấy chị em tôi rủ nhau đi chợ Hợp Thịnh, con đường đi ven sông để xuống đến chợ đẹp và thơ mộng. Chợ có nhiều đồ quê, dân dã, ngon và sạch, do bà con ở đây nuôi trồng. Mùa nào thức ấy với đủ loại thịt, cá, ngô, khoai, sắn, rau xanh. Thích nhất là đến đây mua được các loại tôm đồng, cá sông, rau tầm bóp, rau cải đồng, dưa sắn, măng chua…

Một điểm đặc biệt thu hút người dân đến chợ Hợp Thịnh là các món quà bánh. Đa số người dân Thịnh Minh không phải là người dân gốc Hòa Bình mà từ khắp các tỉnh, thành phố phía Bắc đến đây sinh sống, dần hình thành vùng quê trù phú. Các gia đình mang đến những phong cách ẩm thực và những loại quà bánh riêng. Vậy nên, mỗi phiên chợ Hợp Thịnh có đến hàng chục hàng quà bánh. Nào là bánh tẻ, bánh gai, bánh gio, bánh dợm, bánh dợm cối, bánh rán nhân đậu xanh, bánh rán chao đường, bánh khoai, bánh chuối, bánh chưng, bánh dày gấc, chè lam, bỏng ngô, chè thập cẩm... Giá rất dẻ, chỉ quanh mức 2.000 - 3.000 đồng/ chiếc, chè lam 25.000 đồng/túi 0,5 kg, 10.000 đồng/túi bỏng ngô to... Trong những phiên chợ giáp Tếtcổ truyền, bắt đầu từ tháng 12âm lịch, chợ còn bán nhiều lá chuối khô, lá gai để bà con mua về làm món "bánh gai Hợp Thịnh” ngon có tiếng.

Tạm gác lại những bộn bề trong tháng cuối năm, lắng nghe tiếng cười nói lao xao của phiên chợ quê, thưởng thức chiếc bánh rán nóng giòn, thơm ngon mùi gạo nếp, đậu xanh, vừng; ngắm nhìn nụ cười thích thú của những đứa trẻ theo mẹ đi chợ, cảm thấy cuộc sống thêm phần hạnh phúc, thi vị.


Dương Liễu


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục