(HBĐT) - Ngày nay, cùng với tiện nghi của cuộc sống hiện đại, thế hệ trẻ tích cực tham gia các hoạt động góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc dịp Tết cổ truyền.


Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình, chị Hà Thị Hồi, xóm Náy, xã Tân Pheo (Đà Bắc) tự làm mứt dừa dịp Tết.

Trái cây thư pháp độc đáo bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một phần đặc trưng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết. Tùy theo từng địa phương mà mâm ngũ quả có nhiều loại quả khác nhau như: Chuối, phật thủ, bưởi, dừa, đu đủ, sung… với ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là mong muốn của gia chủ một năm mới an khang, thịnh vượng, hạnh phúc, đủ đầy. Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả đều có một ý nghĩa riêng.

Thời gian gần đây, hình ảnh những quả dừa, dưa hấu, bưởi được biến thành bức tranh thư pháp hẳn không còn xa lạ với người dân TP Hòa Bình. Dưới đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, một số loại trái cây quen thuộc, gần gũi đã trở thành những bức tranh thư pháp với nét chữ uốn lượn, lúc thanh, lúc đậm cùng họa tiết hoa đào, hoa mai, bánh chưng xanh… độc đáo, khác biệt, mới lạ. Mỗi bức thư pháp được vẽ đều có những ý nghĩa riêng như: Tài, Lộc, Phúc, Bình An, Phát Tài…

Chị Nguyễn Thu Phương, tổ 6, phường Phương Lâm chia sẻ: "Trong suy nghĩ của một người trẻ như tôi, việc bày mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là khá khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kinh nghiệm, thế nên mẹ tôi luôn là người làm công việc này. Năm 2019, tôi tình cờ nhìn thấy trên trang mạng xã hội Facebook, mọi người khoe mâm ngũ quả của gia đình, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với những quả bưởi vàng được vẽ tranh thư pháp. Sau đó tôi tự mày mò, tập vẽ, sáng tạo và dần thành thạo các kỹ năng. Những ngày giáp Tết, tôi cùng mẹ đi chợ để lựa chọn trái cây bày trên mâm ngũ quả. Sau đó sẽ vẽ, trang trí, sáng tạo theo sở thích của riêng mình. Giờ đây, việc bày mâm ngũ quả đã không còn quá khó khăn với tôi”.

Mứt handmade - ngọt ngào hương vị Tết

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày Tết cổ truyền, cùng với bánh chưng, hoa đào… thì mứt là một món ăn ngon xuất hiện trong đĩa bánh kẹo tiếp khách của các gia đình người Việt. Hiện nay, trên thị trường tràn ngập các mặt hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng. Không ngoại lệ, mứt Tết cũng rất đa dạng nhưng nhiều người lại tự tay làm mứt để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giúp không khí Tết thêm phần ý nghĩa. Với nguyên liệu phong phú, đơn giản, dễ tìm như: quất, dừa, gừng, cà rốt, bí, khoai lang, thậm chí là vỏ cam, vỏ bưởi, cùi dưa hấu… nhưng phổ biến nhất có lẽ là mứt dừa. Từ công thức và video hướng dẫn có sẵn trên internet, việc làm mứt dễ dàng hơn. Vì thế mà mứt Tết handmade đã trở thành trào lưu trong những năm gần đây, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.

Những ngày giáp Tết, công việc bận rộn nên chị Hà Thị Hồi, xóm Náy, xã Tân Pheo (Đà Bắc) tranh thủ thời gian rảnh rỗi buổi tối hoặc ngày cuối tuần để cùng các con làm mứt Tết. Chị Hồi cho biết: "Vì có con nhỏ nên vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh luôn được tôi đặt lên hàng đầu. Gần Tết, tôi cùng các con làm những món mứt theo sở thích, để con cảm nhận được không khí, hương vị ngày Tết. Với tôi, làm mứt tại nhà không khó, chỉ hơi tốn một chút công sức nhưng rất an tâm, có cơ hội được gần gũi, hướng dẫn những công việc mà con có thể làm phụ giúp bố mẹ. Đồng thời dạy trẻ về những nét đẹp văn hóa của người Việt dịp Tết đến, xuân về”.


Linh Nhật


Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục