(HBĐT) - Bên cạnh việc chuẩn bị đủ thứ đồ ăn ngon trong những ngày Tết, thì việc lựa chọn loại gạo ngon để có bát cơm trắng thơm dẻo dâng tổ tiên trong mâm cỗ Tết cũng đặc biệt quan trọng. Và câu chuyện, cảm xúc về hạt gạo, bát cơm trắng vẫn luôn là câu chuyện ý nghĩa, đầu tiên, trân trọng mà người già trong nhà dạy bảo con cháu.

 

Niềm vui được mùa của người dân Miền Đồi (Lạc Sơn).

 

 


Hạt cơm là hạt ngọc của trời

 

Nhặt từng hạt cơm rơi trên sànđể gọn vào cái bát hoặc góc mâm, hay mỗi lần ăn cơm còn sót nhiều trong bát, bà tôi vẫn thường nhắc: "Hạt cơm là hạt ngọc của trời, đừng để rơi vãi, lãng phí”. Đó cũng là bài học ý nghĩa dạy con cháu biết trân quý hạt gạo của người già tronggia đình bao đời nay ở quê Mường tôi nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Từ nhỏ, qua những câu chuyện của bà về hạt gạo, hạt cơm, chưa thực sự thấu hiểu những giá trị lớn lao, chỉ cảm nhận được mùi thơm, vị ngọt đặc biệt của bát cơm khi dạ đói; chỉ biết thứ gạo nếp được bà cất giữ cẩn thận chờ các cháu về chơi sẽ làm những món bánh thơm, dẻo như: Bánh ốc, bánh uôi, bánh ống…; để khi nhà có khách hay con cháu về chơi, những bát gạo nếp thơm,bát gạo tẻ quýđượcgói ghém làm quà. Tôi nhớ lắm mỗi lần về quê chơi, đến ngày chuẩn bị lên thành phố, bà lại bảo chú bắc thang trèo lên gác mái lấy tải thóc ngon nhất để đi xátlàm quà cho tôi. Bà bảo: "Vụ hè thu năm nào người Mường quê mình cũng chọn một thửa ruộng tốt nhất, trồng thứ gạo ngon, dẻo nhất để ăn Tết. Loại cơm tẻ, loại gạo nếp đặc biệt canh tác theo phương thức cổ truyền để làm bánh, dâng lên tổ tiên ngày Tết, để làm quà quý cho con cháu ở xa về chơi…”. Trân quý lắm món quà ý nghĩa đong đầy trong hạt gạo, bát cơm quê Mường tôi!

 

Dẻo thơm cơm gạo xứ Mường

 

Tự hào, khắc ghi, những câu chuyện về hạt gạo gắn với lịch sử quê Mường, nên mỗi lần về quê, hoặc có dịpqua các làng Mường ở vùng Mường Vang, bố tôi lại nhắc câu chuyện về hạt lúa. Rằng, quê tôi - Mường Vang là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh. Tại hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn), mái đá làng Vành, năm 1982, các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu được một số hiện vật, công cụ bằng đá, xương động vật và dấu tích hạt lúa hóa thạch - một ý nghĩa to lớn, một minh chứng cho sự nổi tiếng của cơm lúa Mường Vang. Mảnh đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi, sự chăm chỉ, cần mẫn, nhạy bén của con người đã làm nên nét đẹp trong đời sống văn hóa riêng của người Mường nói chung và người Mường Vang nói riêng.

 

Thung lũng Mường Vang trải rộng, được bao bọc bởi núi, ôm trong lòng là suối, con người ôn hòa, gần gũi, cần mẫn, siêng năng. Nơi đâylưu giữ một kho tàng chuyện kể về sự trân trọng của con người với hạt gạo, hạt thóc ngay từ lúc mới ủ mạ, người nông dân đã dày công chăm sóc lên rừng lấy lá đủ để lót (một loại lá có lông rất mềm, có tác dụng ủ ấm cho hạt) và lấy lá giàu phủ lên. Công việc này còn ấp ủ một mong ước của nông dân về sự đủ, giàu. Rồi khi lúa đã cấy, ý thức của mỗi người trong việc chăm sóc, thăm đồng thường xuyên cũngđược thể hiện rõ. Một gốc lúa bị nổi rễ dù không phải ruộng lúa nhà mình cũng sẵn lòng cấy lại, không để cho cây lúa bị trôi dạt, công việc này sẽ được ông trời chứng giám, phù hộ cho mùa màng bội thu. Khi ăn bát cơm mới, bát cơm đầu tiên phải để cho người chủ trong nhà ăn trước. Những bó lúa mang về nhà không được để cho trẻ con ngồi hay giẫm lên, mà được cất giữ trên gác cao trong ngôi nhà sàn. Ngày bảy hàng năm đều làm lễ ra đồng, cầu cho mùa màng bội thu, trừ đi tà ma, sâu bệnh… Sự ưu ái và trân trọng với cây lúa của con người Mường Vang đã được đền đáp. Cây lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho mỗi gia đình...

 

Ngoài vựa lúa Mường Vang, Lạc Sơn còn có gạo nếp thơm, gạo bao thai Miền Đồi với vị ngon đặc trưng. Đây là những sản phẩm nông nghiệp của bà con người Mường trồng trên những cung ruộng bậc thang ngút ngàn, đẹp miên man như những bậc thang lên trời… Ở Mường Động (Kim Bôi) có vựa lúa ở Vĩnh Đồng, vựa lúa ở Mường Cóc, xã Kim Bôi… Những vựa lúa không chỉ đem lại sự ấm no, sung túc cho người dân mà luôn để lại những dấu ấn truyền thống, văn hóa độc đáo của người Mường.

  Hồng Duyên

                                                                            


 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục