(HBĐT) - Tối 31/7, chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường”, đón bằng công nhận di tích văn hoá phi vật thể cấp quốc gia lịch tre (lịch Đoi/Roi) và lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hoà Bình và lễ hội đường phố Carnival năm 2022 đã chính thức khép lại trong màn pháo hoa rực rỡ. Chương trình đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ các hoạt động KT-XH của tỉnh sau những ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra; mở ra những cơ hội phát triển du lịch dựa trên những giá trị văn hoá bản địa đặc sắc.


Tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá hấp dẫn du khách tại Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường".

Chính thức khởi động vào đầu tháng 7 và chỉ có khoảng hơn 3 tuần để chuẩn bị, nhưng có thể nói chuỗi sự kiện chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường", đón nhận bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia lịch tre và lễ hội Khai hạ của dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân. Ngay ngày đầu tiên chương trình sơ duyệt, hàng nghìn người dân TP Hoà Bình và các huyện đã có mặt để theo dõi. Đặc biệt, trong 2 ngày 30 - 31/7, lượng khách đổ về khu vực đường Chi Lăng và Quảng trường Hoà Bình lên đến gần 6 vạn người. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng đài truyền hình quốc gia và được nhiều báo chí, trang mạng xã hội đưa tin cập nhật liên tục. Theo cảm nhận chung của nhiều người, chương trình thực sự là một bữa tiệc âm nhạc, ánh sáng hoành tráng, hấp dẫn từ những tiết mục đầu tiên đến màn kết thúc. Có được kết quả đó, theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chương trình là xuất phát từ ý nghĩa cũng như chủ đề chương trình hướng tới. "Với mong muốn trước hết là tôn vinh những giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc, quảng bá tiềm năng, lợi thế, những nét đẹp của con người, vùng đất Hoà Bình và đặc biệt để đánh dấu sự trở lại sau đại dịch Covid-19, UBND tỉnh đã phối hợp Sun Group xây dựng chương trình này" - đồng chí Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh.

Để làm tốt khâu tổ chức, từ đầu tháng 7, UBND tỉnh thành lập Ban tổ chức chương trình, xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình và phân công phân nhiệm cụ thể đến từng thành viên; thành lập các tiểu ban giúp việc để cụ thể đến từng chi tiết nhiệm vụ, rõ người rõ việc trong khâu tổ chức điều hành từ nội dung, tuyên truyền, công tác hậu cần, đảm bảo ANTT và y tế. Trực tiếp phụ trách nội dung chương trình, đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng Ban tổ chức cho biết: Chúng tôi xác định chương trình có sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Thông qua chương trình không chỉ nhằm tôn vinh văn hoá dân tộc mà còn quảng bá nét đẹp văn hoá, con người, vùng đất quê hương Hoà Bình. Đồng thời có thể gửi gắm thông điệp di sản văn hoá của Hoà Bình vô cùng đồ sộ, độc đáo, từ đó nêu cao tinh thần bảo tồn của bà con trên địa bàn tỉnh. Đúng như chia sẻ của đồng chí Phó trưởng Ban tổ chức, trong chương trình, nhiều di sản, tinh hoa văn hoá các dân tộc đã được tôn vinh và giới thiệu đến bạn bè trong nước, quốc tế thông qua những màn biểu diễn đặc sắc kết hợp giữa dân tộc và hiện đại. Trong đó, phải kể đến màn hoà tấu chiêng Mường trong nhiều tiết mục. Tiếng chiêng ngân vang hoà nhịp cùng âm nhạc hiện đại tạo nên màn kết hợp đặc sắc, sống động. Đặc biệt, điểm nhấn của chương trình là hoạt cảnh lễ hội Khai hạ 4 Mường được dàn dựng công phu, hoành tráng trên sân khấu. Anh Vũ Anh Tuấn, đạo diễn và giám đốc âm nhạc chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường" chia sẻ: Chúng tôi chỉ có 3 tuần chuẩn bị. Tuy nhiên, với sự định hướng rất rõ của tỉnh nên khi xây dựng kịch bản, chúng tôi xác định làm sao có thể làm nổi bật nhất những tinh hoa của văn hoá Hoà Bình, tôn trọng văn hoá bản địa. Qua 2 đêm sơ duyệt, tổng duyệt, chúng tôi tiếp tục nhận được đóng góp của Ban tổ chức, từng chi tiết nhỏ được các anh chị sửa, góp ý, tìm kiếm đạo cụ hỗ trợ ê kíp. Nhờ đó chúng tôi đã tạo nên những tiết mục đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh.

Chương trình đã kết thúc nhưng dư âm của sự kiện vẫn còn khá sâu đậm trong lòng du khách và người dân tỉnh Hoà Bình. Trên các trang mạng xã hội, không khó để nhận ra những hình ảnh ấn tượng từ chương trình đã "nhuộm kín" các news feed của facebook, zalo, instagram... Kèm theo những khoảnh khắc đáng nhớ tại sự kiện, nhiều người không khỏi tự hào vì những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống được thể hiện rất đậm nét trong chương trình. Theo nhiều khán giả trải nghiệm trực tiếp lễ hội đường phố và chương trình nghệ thuật, là một chương trình thành công trên nhiều phương diện, từ nội dung chương trình hấp dẫn, tạo được điểm nhấn riêng và có sự lan toả sâu rộng. Người dân cũng đánh giá cao khâu tổ chức chương trình, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuỗi sự kiện chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường" và Carnival 2022 đã khép lại với màn pháo hoa rực rỡ, tuy nhiên, với sự lan toả của chương trình, tin rằng trong tương lai sẽ mở ra những cơ hội mới cho du lịch Hoà Bình. Theo chia sẻ của Ban tổ chức, mục tiêu của tỉnh mong muốn đưa chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” trở thành một thương hiệu gắn với các sự kiện tổ chức thường niên nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ sở hữu các điểm đến du lịch chung tay cùng cơ quan quản lý trong việc phát triển kinh doanh du lịch, đưa sự sôi động của các sự kiện văn hóa nghệ thuật đến Hòa Bình, một điểm đến giàu tiềm năng đang chờ được đánh thức.


Đinh Hòa


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục