(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện gần 20 km. Xã hiện có hơn 2.400 nhân khẩu, 99,3% dân số là người dân tộc Mường. Sau sáp nhập, xã từ 8 xóm giảm còn 5 xóm, gồm: Dân Lập, Nghia, Thống Nhất, Thượng, Sào Vót. Trước đây, 8 xóm đều có nhà văn hóa, sân tập luyện thể dục thể thao (TDTT). Từ khi sáp nhập đến nay, 3 nhà văn hóa và sân thể thao dôi dư vẫn được sử dụng làm địa điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho người dân.


Một số hạng mục công trình của nhà văn hóa xóm Nghia, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) đã hư hỏng, xuống cấp.

Xóm Dân Lập được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xóm Chấu và Thấu. Sau sáp nhập, xóm có 1 nhà văn hóa đang được sử dụng và 1 nhà văn hóa cũ dôi dư chuyển thành sân chơi, đều chưa đạt chuẩn. Tương tự, xóm Thống Nhất cũng có 1 nhà văn hóa và 1 nhà văn hóa dôi dư được chuyển thành sân chơi. Riêng nhà văn hóa dôi dư của xóm Sào Vót được quy hoạch làm khu tái định cư tập trung cho người dân. Trên thực tế, xã dôi dư 3 nhà văn hóa cũ nhưng lại thiếu nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định. Hiện nay, cả 5 xóm đều có nhà văn hóa và sân tập luyện TDTT, song đều chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đặc biệt, xã chưa có sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã. Bởi vậy, với những hoạt động văn hóa, TDTT có quy mô cấp xã phải tổ chức tại sân của UBND xã hoặc mượn địa điểm tổ chức của xóm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình về đích nông thôn mới của xã.

Theo đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ, nhà văn hóa của 5 xóm hiện nay đều chung thực trạng là chưa đạt chuẩn theo quy định, diện tích nhỏ, một số hạng mục công trình hư hỏng. Hai nhà văn hóa xóm Nghia, xóm Thống Nhất đã xuống cấp. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, TDTT cho Nhân dân, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, KT-XH của địa phương. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã mong muốn Nhà nước và các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo, bổ sung trang thiết bị… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, để các thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư. Đồng thời, xã tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay gìn giữ, sử dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao.

Được chứng kiến một trận đấu bóng chuyền tại sân thể thao xóm Nghia, chúng tôi cảm nhận được niềm đam mê TDTT của người dân nơi đây. Không quá cầu kỳ về trang thiết bị, chỉ với một khoảng sân đất rộng, lưới và quả bóng chuyền, sau giờ làm việc, mọi người tập trung đến sân bóng để cùng vui chơi. Tiếng khán giả reo hò cổ vũ, chia sẻ những câu chuyện về lao động, sản xuất khiến không khí của vùng quê trở nên rộn ràng, vui tươi, xua tan vất vả, mệt nhọc. Đây cũng là hoạt động quen thuộc diễn ra vào mỗi buổi chiều tại sân thể thao của các xóm trên địa bàn xã Lạc Sỹ. Mặc dù chưa đạt tiêu chuẩn nhưng thời gian qua, những sân thể thao này là nơi tập luyện thường xuyên, phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe, vui chơi, giải trí của người dân.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Lạc Sỹ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao công năng sử dụng, phát huy tối đa vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tầng lớp Nhân dân.


Linh Nhật


Các tin khác


Nhà văn Trần Đức Tiến được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn 2023

Ngày 31/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Đinh Quân - Bỏ đằng sau bóng tối để tìm về ánh sáng

Nếu tính từ triển lãm cá nhân đầu tiên Hiện thực và ảo tưởng (gallery Tràng An, Hà Nội, 1997) đến nay, Thiên khải là cột mốc sâu sắc và kỳ công bậc nhất của Đinh Quân (1964, Hải Phòng). Triển lãm đang diễn ra tại An Gallery (159 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM), bày hơn 40 tranh sơn mài trừu tượng, trong đó có nhiều bức khổ lớn.

Di tích - đến khổ với trùng tu, tôn tạo

Xung quanh câu chuyện "trùng tu, tôn tạo di tích” thời gian qua đã xảy ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Với những di tích được trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, các nhà tài trợ đều như muốn thể hiện cái "Tôi” của mình to đùng, ngất ngưởng. Họ muốn theo kiểu: "ai bỏ tiền người đấy có quyền có tiếng nói.”

Xã Ngọc Sơn sôi nổi phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Chúc, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) cho biết: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) ở địa phương đã gắn kết được nhiều cuộc vận động, phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tính tự quản của người dân trong cộng đồng.

Tuổi trẻ Hòa Bình số hóa di tích lịch sử quảng bá văn hóa, du lịch

(HBĐT) - Công trình thanh niên số hóa các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ đang được Tỉnh Đoàn triển khai tích cực, hiệu quả. Không chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh, tài liệu về di tích, địa danh lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng một cách nhanh chóng, sinh động, công trình còn phát huy tinh thần xung kích, sức sáng tạo của tuổi trẻ trong tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số.

Chương trình nghệ thuật tôn vinh giá trị Phật giáo trong lịch sử dân tộc

Tối 28/5, tại Việt Nam Quốc tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật mừng đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2567 và kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân với chủ đề "Lửa thiêng rực sáng sử vàng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục