Cách đây gần 20 năm, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện dấu mòn đi lại tiền sử dài chừng 6m ở phía Nam cửa hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Khi phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu 60 - 70 cm, có niên đại 8.000 - 9.000 năm, hiện trạng gần như nguyên vẹn.



Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á giới thiệu, chia sẻ với truyền thông về những phát hiện mới đối với nền Văn hóa Hòa Bình in dấu ở hang xóm Trại.


Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, xóm Trại thuộc xã Trung Hoàng, tổng Trung Hoàng, phủ Lạc Thổ, đạo Thanh Bình. Năm 1886, xóm thuộc địa phận Mường Vang xưa, nay thuộc các xã Quý Hoà, Tân Lập, Nhân Nghĩa. Với địa hình được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, hang nằm ở giữa thung lũng đồng bằng rộng lớn được người dân canh tác lúa nước. Đứng từ trên đỉnh núi đá nhìn xuống có thể bao quát hết vùng trung tâm của Mường Vang. Đáng chú ý tại hang xóm Trại phát hiện nhiều dấu tích của người cổ xưa. Năm 1980, trong chuyến công tác nghiên cứu lập bản đồ của phương án Hoà Bình - Tân Lạc, đoàn địa chất 203 đã phát hiện dấu vết văn hoá nguyên thuỷ ở hang xóm Trại, thu được 108 hiện vật đá và một số xương động vật các loại. Đoàn khảo sát cũng phát hiện ngách đi vào hang sớm nhất của những người nguyên thuỷ đầu tiên sử dụng hang này. Ngách nằm sâu dưới mặt tầng văn hoá cổ chừng 4 m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang.

Những bậc cao niên ở vùng trung tâm Mường Vang kể rằng, trước đây, xóm Trại là vùng rừng rậm rạp với rất nhiều cây sồi dẻ. Con người sơ khai sinh sống bằng hái lượm sồi dẻ, bắt và săn bắt thú rừng. Hiện tại, 6 vết mòn sâu và lớn đã được phát hiện bên dưới tầng Văn hoá Hoà Bình và đang trong quá trình bị nước nhũ kết cứng. So với hệ thống vết mòn phát hiện trước đó, những dấu vết mới phát hiện có độ mòn sử dụng lâu và rõ rệt hơn nhiều, chứng tỏ đây là nơi mà con người nguyên thuỷ từng cư trú và là phát hiện về con người cổ nhất thế giới.

Trong di tích hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm, các nhà khảo cổ còn thu được khá nhiều tàn tích các vỏ huyễn thể và thực vật. Viêc phát hiện được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của hang đá Trại có thể là minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai thời Văn hoá Hoà Bình. Đặc biệt là các nhà khoa học đã tìm thấy một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm. Di tích của người xưa để lại còn có một số bếp lửa, trong đó rõ nhất là chiếc bếp được xếp bởi ba hòn đá lớn, khá đẹp và điển hình với đống tro tàn màu đỏ sậm. Cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa hoàn toàn giải mã hết những bí ẩn lưu giữ tại hang xóm Trại.

Đến hang đá xóm Trại, chúng ta được tìm hiểu cuộc sống của người tiền sử Văn hóa Hòa Bình. Theo lối đi cổ 21 ngàn năm tuổi như dẫn du khách về với thuở sơ khai của trời đất. Lòng hang đá xóm Trại khá rộng, phía trên vòm hang chia thành 3 ngăn, ngăn giữa cao nhất với 2 hộc lõm như 2 quả trứng gà khổng lồ dính liền. Cuối năm 2014, tiến sĩ Nguyễn Văn Việt là một trong những người sáng lập "Câu lạc bộ bạn của những người yêu mến Văn hóa Hòa Bình” đã đứng ra kêu gọi bạn bè, các nhà hảo tâm yêu mến di sản dân tộc đóng góp tiền của để khắc phục tình trạng đá lở, tu sửa lại ngôi chùa đã bị đá rơi làm hư hại với mong muốn nơi đây trở thành một trong những cái nôi của Văn hóa Hòa Bình. Đến với hang đá Trại, người dân và du khách còn có điều kiện tham quan, tìm hiểu về không gian văn hoá dân tộc Mường, ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của thung lũng Mường Vang - 1 trong 4 Mường lớn của tỉnh Hoà Bình.


Bùi Minh


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục