Ngày hội voi trong Tuần lễ
văn hóa du lịch Đác Lắc.

Ngày hội voi trong Tuần lễ văn hóa du lịch Đác Lắc.

Ðác Lắc là tỉnh có đông thành phần dân tộc nhất trong cả nước với 44 dân tộc anh em. Cùng với đà phát triển kinh tế, tỉnh đã quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc, góp phần giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Vào những ngày cuối năm 2009, Tuần văn hóa du lịch Buôn Ma Thuột - Ðác Lắc với các hoạt động đặc sắc và hấp dẫn đã tạo nhiều ấn tượng cho du khách trong nước và quốc tế. Trong tiếng cồng chiêng vang vọng, mọi người được hòa mình vào lễ hội đường phố trong trang phục nhiều mầu sắc của các dân tộc, những lời hát, vũ điệu cao nguyên sôi động cùng các nghi lễ độc đáo trong hội voi, săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, voi thi chạy, thi đá bóng vượt sông Sê-rê-pốc. Du khách cũng tận mắt nhìn thấy những nghi lễ, hiện vật tế lễ đặc sắc trong lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Ðê, tận tay tiếp nhận những ngọn lửa lung linh từ các cô gái của núi rừng và cảm nhận một không gian văn hóa cồng chiêng thật huyền ảo, sống động có sức truyền cảm mạnh mẽ đến mỗi người.


Có một điều dễ nhận thấy đây thật sự là ngày hội của quần chúng. Từ những lễ hội cho đến những tiết mục biểu diễn cồng chiêng, đua voi, trò chơi dân gian, đều do những người dân đến từ các buôn làng thực hiện, rất ít thấy "bàn tay chuyên nghiệp". Ðác Lắc đã thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", coi đó là một biện pháp giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng. Giá trị văn hóa các dân tộc, giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đã được thấm sâu đến mỗi buôn làng, mỗi gia đình và mỗi người. Trước đây, thường xảy ra nạn mua bán cồng chiêng, nay mọi người, mọi buôn làng đã biết giữ gìn nó như báu vật của mình. Phong trào văn hóa quần chúng được phát động, được nuôi dưỡng, đã khiến những dàn cồng chiêng không còn treo trên vách nhà mà thường xuyên được sử dụng trong các buổi sinh hoạt văn hóa, trong các ngày lễ, ngày hội. Không chỉ  người già biết đánh cồng chiêng mà lớp trẻ cũng ngày càng ham mê luyện tập biểu diễn cồng chiêng. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Gần 100% số xã, phường, thị trấn có đội văn nghệ quần chúng. Các địa phương trong tỉnh đã tổ chức 270 hội thi, hội diễn văn nghệ trong đó có 225 hoạt động văn nghệ cấp xã, phường, thị trấn điển hình như: Hội thi văn nghệ quần chúng xã Ea Nam, huyện Ea H'leo, xã Ea Na, huyện Krông Ana... Năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ðác Lắc đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh lần thứ 13 với sự tham gia của 754 diễn viên tạo một không khí thật vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.


Thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức nhiều hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Ðê như: Hội thi kể khan, thổi kèn Ðinh Năm, thổi Thật Tà, múa Gứt và diễn tấu cồng chiêng. Ðây là các loại hình nghệ thuật dân gian thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó, là nhiều hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng... Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố thường xuyên phối hợp UBND các xã, phường, tổ chức khôi phục một số lễ hội của đồng bào các dân tộc và đầu tư xây dựng, tu bổ một số bến nước của đồng bào Ê Ðê các buôn: Ê Bông, xã Cư Ebưr; buôn Krông B, xã Ea Tu...


Ðể duy trì và phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, tỉnh  đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hạt nhân văn nghệ. Bên cạnh những người cao tuổi giỏi đánh cồng chiêng, kể khan, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ và hạt nhân văn hóa văn nghệ trẻ. Tỉnh đã mở mười lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc trong đó mở lớp dạy đánh cồng chiêng tại buôn Trinh, phường An Lạc, lớp dạy nhạc cụ dân tộc tại xã Ea Ðrông. Lớp dạy đánh chiêng ở TP Buôn Ma Thuột, thu hút hàng trăm thanh niên, thiếu niên. Việc tỉnh quan tâm xây dựng nhiều nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các buôn làng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào văn nghệ quần chúng phát triển.


Cùng với việc tạo dựng và phát triển phong trào văn hóa-văn nghệ quần chúng, Ðác Lắc cũng dồn sức vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đến mọi tầng lớp nhân dân. Sưu tầm khoảng 200 trang tư liệu liên quan cồng chiêng của đồng bào Mơ Nông; hoàn thành công tác đầu tư bảo tồn buôn truyền thống M'liêng, huyện Lắc và bàn giao cho địa phương quản lý; triển khai việc phục dựng một số lễ hội truyền thống; thực hiện Ðề án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Ðác Lắc giai đoạn 2007 - 2010. Trong đó, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tiến hành thẩm định cồng chiêng và giao cho các buôn đặc biệt khó khăn. Ðiều tra, sưu tầm hiện vật, tư liệu trưng bày tại Bảo tàng tỉnh gồm: Phim tư liệu khoa học về văn hóa dân tộc "Hầu đồng người Việt", phim về đa dạng sinh học và phim khảo cổ học; chụp ảnh, sưu tầm tư liệu Lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Ðê. Bảo quản các tư liệu, hiện vật đã được sưu tầm như: Bộ sưu tập tượng gỗ của đồng bào Xê Ðăng, một số sản phẩm nghề thủ công truyền thống; phối hợp tổ chức dập hoa văn trống đồng...


Dựa vào đồng bào các dân tộc để khai thác và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng là định hướng của Ðác Lắc. Ðồng bào các dân tộc được hưởng thụ văn hóa và chính họ là người sáng tạo văn hóa, từ đó tác động tích cực, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Khi văn hóa đã thấm sâu vào dân thì chắc chắn không gian văn hóa cồng chiêng sẽ bền vững. 


Tiếng vọng cồng chiêng đã hòa với nhịp điệu cuộc sống hiện đại đi lên, tạo vẻ đẹp độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ của vùng cao nguyên có thương hiệu cà-phê nổi tiếng thế giới.
 
                                                         Theo Báo Nhandan


Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục