Những bộ phim của các nhà sản xuất phim xã hội hoá ngày càng có nhiều cơ hội phát sóng trên các kênh đài trong cả nước, nhưng với họ đó chỉ mới là “cánh cửa hờ”. Hơn thế, dù chỉ mới bắt đầu nhen nhóm nhưng dòng phim xã hội hoá đã bộc lộ không ít điều đáng lo.

Cơ hội của những nhà sản xuất xã hội hoá

Cùng với chương trình “giờ vàng phim Việt” trên 2 kênh VTV1 và VTV3 của Đài Truyền hình VN, chưa bao giờ cơ hội dành cho dòng phim xã hội hoá rộng mở như bây giờ. Đấy là chưa nói chương trình phim Việt giờ vàng từ lâu đã được thực hiện trên HTV. “Cầu” lớn thì “cung” cũng phải tương ứng theo. Bên cạnh các nhà sản xuất phim truyền hình quen thuộc như Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), Hãng phim Truyền hình TP. HCM (TFS), Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim truyện VN... để có phim trình chiếu, nhà đài đành phải trông chờ vào các nhà sản xuất xã hội hoá.

Thực tế, đã có những thời điểm phim của các nhà sản xuất xã hội hoá chiếm lĩnh “giờ vàng phim Việt” trên VTV. Đấy là lúc bộ phim Chàng trai đa cảm của Hãng phim Đông A lên sóng trên VTV1 thì cùng lúc đó, Cô gái xấu xí của Hãng phim BHD và Những người độc thân vui vẻ của Công ty Mesa và VFC cũng được trình chiếu trên sóng VTV3. Chưa bàn đến chuyện hay dở, sự ra đời của chương trình “giờ vàng phim Việt” trên VTV đã mở cánh cửa cho hàng loạt phim mang tính xã hội hoá lên sóng như Bỗng dưng muốn khóc, Có lẽ nào ta yêu nhau đều do BHD sản xuất, Lập trình trái tim – FPT Media... Mới đây nhất là Bí mật Eva của Công ty Thiên Ngân đang được trình chiếu trên VTV3.

Đích đến của việc xã hội hoá các chương trình truyền hình là ngày càng tạo nên nhiều chương trình hay. Vì thế, chỉ cần có phim hay, có thể bán được quảng cáo..., các nhà sản xuất xã hội hoá có thể đàng hoàng khoe đứa con tinh thần của mình trên truyền hình cho bàn dân thiên hạ bằng cách “đổi quảng cáo lấy phim”.

Còn đó những khoảng trống

Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện cả nước có trên 600 đơn vị đủ tư cách pháp nhân sản xuất phim và chương trình truyền hình. Thế nhưng, những chương trình “mở cửa” trình chiếu sản phẩm của các nhà sản xuất mang tính xã hội hoá lại không nhiều. Ngay cả chương trình “giờ vàng phim Việt”, nói là chủ trương đổi phim lấy quảng cáo rõ ràng như vậy nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng có thể chen phim vào được.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất muốn làm phim thì phải đầu tư sản xuất. Nhưng trong khi VTV vẫn chưa quy hoạch chỉ tiêu mỗi năm dành cho dòng phim xã hội hoá bao nhiêu giờ phát sóng, cụ thể những giờ phát sóng hay chương trình gì sẽ dành cho các sản phẩm này... thì các nhà sản xuất xã hội hoá cũng chỉ dám đầu tư mang tính cầm chừng. Vì thế, không ít nhà sản xuất phim vẫn cho rằng, cánh cửa dành cho dòng phim mang tính xã hội hoá đã mở nhưng đấy chỉ mới là “cánh cửa hờ”?!.

Sự xuất hiện của các bộ phim mang tính xã hội hoá một mặt đã đem đến nhiều sắc thái cho phim truyền hình Việt Nam, nhưng mặt khác, dòng phim này dù chỉ mới trình làng đã mang sự phiến diện đáng lo. Với các nhà sản xuất phim mang tính xã hội hoá, vấn đề thu hồi vốn luôn luôn được đặt ra. Vì thế, hầu hết phim họ làm ra đều xoay quanh dòng phim giải trí, nhẹ nhàng mà thiếu những bộ phim thực sự đi vào những vấn đề nóng bỏng của xã hội.

Hơn thế, để thu hút quảng cáo, để “câu khách”, những nhà sản xuất phim luôn mời những người đẹp, ca sĩ, người nổi tiếng tham gia đóng phim. Ít nhiều sự xuất hiện của những “diễn viên bất đắc dĩ” này cũng đem đến sự mới lạ cho người xem nhưng công bằng mà nói, nghề diễn đâu phải là lĩnh vực của họ. Vì thế, sự chăm chút cho vai diễn, việc rút kinh nghiệm trong diễn xuất và cả ý thức nghề nghiệp trong quá trình sản xuất phim... cũng không đem lại cho ngành sản xuất phim truyền hình Việt Nam thêm tính chuyên nghiệp. Nhìn xa hơn, sự ăn đong, đốt cháy giai đoạn trong khâu tuyển chọn diễn viên mà không quan tâm đến việc “ươm mầm” của những nhà sản xuất xã hội hoá sẽ khiến công nghệ sản xuất phim truyền hình VN đi vào ngõ cụt, thiếu đồng bộ và thiếu cân bằng trong khâu đào tạo và sản xuất.

                                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục