Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12-2002 và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m².

Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12-2002 và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m².

Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới vào tối 31-7 (tức sáng 1-8 theo giờ Việt Nam), trong phiên họp lần thứ 34 của ủy ban này được tổ chức tại thủ đô Brazil từ ngày 25-7 đến 3- 8.

Tại đây, Hoàng thành Thăng Long được đề cử cùng 38 di chỉ khác, gồm 8 di sản thiên nhiên, 29 di sản văn hóa và 2 di sản hỗn hợp. Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới với 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
 
Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12-2002 và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m2. Hồ sơ Hoàng thành Thăng Long được đăng ký từ tháng 9-2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1-2009, được UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ).
 
Phía Việt Nam tham dự kỳ họp này có bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao; ông Văn Nghĩa Dũng, Đại sứ trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO; bà Minh Lý, Phó cục trưởng cục Di sản, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch...
 
Việt Nam hiện có 9 di sản được UNESCO công nhận, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Năm di sản vật thể, gồm: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994 - di sản thiên nhiên và 2000 - di sản địa chất), phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn (1999), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003). Các di sản phi vật thể, gồm: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh (2009) và ca trù (2009).
 
                                                                            Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục