Trong số 37 thí sinh, có những người đẹp không thực sự nổi trội về chiều cao nhưng lại sở hữu gương mặt ấn tượng, là ứng viên tiềm năng cho giải Gương mặt khả ái.

 

Huỳnh Bích Phương sở hữu khuôn mặt khả ái nhất với nụ cười đượm buồn man mác. Cô thường xuất hiện trước đám đông với vẻ trầm tĩnh. Phương cao 1,68 m, nặng 46 kg.
Đào Mai Uyên Thảo có má lúm đồng tiền và khuôn mặt xinh xắn như một đứa trẻ. Cao 1,65 m, cô gái từng lọt vào top 5 Miss Teen World Supermodel 2008 luôn có cách tạo dáng rất riêng mỗi khi đứng trước ống kính máy ảnh.
Lê Nhã Uyên sở hữu khuôn mặt thanh tú và cử chỉ dịu dàng đậm chất Huế. Cô cao 1,69 m và nhiều cơ hội lọt vào top 10 người đẹp nhất.
Điểm hạn chế nhất của Tôn Nữ Na Uy là chiều cao khiêm tốn (1,65 m), dù cô là thí sinh có gương mặt nhu mì, hiền dịu và ấn tượng nhất với báo giới.
Đặng Thị Ngọc Hân cũng là một gương mặt nổi bật trong số 37 thí sinh. Trước khi đến với cuộc thi, người đẹp đã quen thuộc trên các sàn diễn thời trang lớn nhỏ. Cô sinh viên khoa thiết kế thời trang ĐH Mỹ thuật cao 1,73 m và có đôi mắt biết cười.
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết cũng là một gương mặt rất dễ chụp ảnh theo nhận xét của nhiều nhiếp ảnh gia. Cao 1,71 m, xuất hiện bất cứ ở đâu, người đẹp chủ nhà Quảng Ninh đều dễ dàng thu hút ống kính camera.
Ngoài khuôn mặt ưa nhìn, Đặng Thuỳ Trang còn có hình thể khá lý tưởng 89-63-92. Cao 1,72 m, cô sinh viên ĐH Bách Khoa là một ứng cử viên nặng ký đoạt vương miện năm nay.
Nguyễn Thị Mai Ly cao 1,69 m, có gương mặt thân thiện và nụ cười hiền hậu.
Lê Huỳnh Thuý Ngân, cao 1,7 m, Á khôi 1 cuộc thi Hoa khôi trang sức ngày càng chứng tỏ bản lĩnh để chiếm một vị trí trong top 10 người đẹp nhất năm nay.
Phạm Thị Huyền Trang, người đẹp có chiều cao hơi khiêm tốn (1,66 m) sở hữu một khuôn mặt dễ gây thiện cảm.

 

                                                                     Theo VnExpress

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục