Kinh phí luôn là vấn đề quan tâm nhất của mỗi dự án điện ảnh. Những con số bạc tỉ luôn dành được sự quan tâm về một bộ phim mới và vô hình chung, con số đó cũng đã trở thành một trong những "thước đo" về độ "hoành tráng" và sẽ "thành công" của một bộ phim. Thế nhưng, điều đó chưa hẳn đã đúng.

Cái khó ló cái khôn

Sinh mệnh - bộ phim về đề tài chiến tranh - đã lập "kỉ lục" thấp về kinh phí sản xuất của các hãng phim nhà nước trong vài năm trở lại đây: 400 triệu cho gần 2 tháng quay ở Hà Nội, Quảng Trị. Với số tiền quá ít như thế thì việc đạo diễn "đau đầu" là điều không tránh khỏi, nhất là với những kĩ xảo cháy nổ vốn vô cùng tốn kém. Đạo diễn Đào Duy Phúc đã "thú nhận" rằng những cảnh như đoàn xe đi qua bãi mìn hay máy bay phản lực thả bom hoàn toàn sử dụng... mô hình: Đó là những chiếc ô tô tải đã được đặt hàng sản xuất với mô hình nhỏ như xe đồ chơi cho chạy qua một sa bàn đã được "cài bom" sẵn. Tiếp đó, cảnh một phi đội phản lực đánh bom cũng được quay dựa trên cơ sở của những chiếc may bay nhựa được buộc vào một chiếc que giống cần câu được một nhân viên cầm chao qua chao lại sao cho "giống thật" nhất. Hay cảnh y tá Nga (Kiều Thanh) chăm sóc vết thương cho Linh "gấu" (Võ Thành Tâm) trong thùng của chiếc xe tải giữa khói bom đạn. Khi đạo diễn hô "xe chạy" thì ngay lập tức có một anh chàng to cao lực lưỡng bám vào thùng xe lắc lư như thể xe đang chạy. Rồi sau đó, đạo diễn hô "cây" thì có một người phất một cành cây to ngang qua ánh đèn mà theo như lời của Đào Duy Phúc là "tạo cảm giác như đang trên đường thật chứ chẳng nhẽ chạy cả đoạn đường dài mà không có cái cây nào cũng "dị thường" quá". Đào Duy Phúc có lúc vò đầu bứt tai, mặt mũi căng thẳng khi cảnh quay phải quay lại đến 3 đúp vì lí do rất đơn giản: phim âm bản không có nhiều. Còn rất nhiều điều “li kì” về chuyện làm phim mà nói ra chỉ thấy thương xót cho những nhà làm phim trong hoàn cảnh "giật gấu vá vai".

 Những đạo cụ đơn giản đã làm nên phim Sinh mệnh.

"Bé hạt tiêu"

Cú và chim se sẻ cũng là một ví dụ điển hình về chuyện kinh phí thấp nhưng chất lượng không thấp. Theo như Stephane Gauger - đạo diễn của phim - thì số tiền làm phim của Cú và chim se sẻ chưa tới 50.000USD (sản xuất năm 2006). Cho dù Cú và chim se sẻ tiền không nhiều bằng các phim khác nhưng lại có một "lưng vốn" giải thưởng mà bất cứ bộ phim nào nhìn vào cũng phải mơ. Bộ phim đã đến với 34 LHP và được lựa chọn để trình chiếu mở màn tại một số LHP uy tín, trong đó có LHP Rotterdam 2007. Với 11 giải thưởng đã đạt được ở nhiều hạng khác nhau tại các LHP quốc tế, Cú và chim se sẻ cho thấy một thực tế: tiền ít không quan trọng bằng chuyện tài năng ít. Sinh mệnh cũng đã có 3 giải của Cánh diều vàng 2007 là giải Kịch bản xuất sắc nhất, Giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (NSƯT Thanh Thủy trong vai mẹ của Linh "gấu") và Giải bình chọn của Hội đồng báo chí.

Nhắc lại một vài ví dụ để thấy tiền chưa và không thể là điều kiện tiên quyết khi nói về chất lượng phim. Cách đây khoảng 5 năm, khi có một bộ phim được công bố số tiền sản xuất vào khoảng 3 tỷ thì đã được coi là một dự án lớn, bây giờ thì "nhàng nhàng" cũng phải 5 tỷ. Thế nhưng, rất nhiều bộ phim "làng nhàng" về số tiền như thế ra rạp thì lại "nhàn nhạt" về chất lượng. Không biết có phải vì thế hay không mà khi một dự án được công bố với kinh phí "bèo" trên dưới một tỷ thì chắc chắn sẽ có những dấu hỏi về chất lượng. Mọi chuyện về kinh phí trước nay, nhất là với các hãng phim nhà nước, vẫn luôn là một "bài toán khó" bắt buộc phải có "lời giải" đối với những người "dũng cảm và liều mạng" như Đào Duy Phúc. Cái "chép miệng" của NSƯT Tất Bình - Giám đốc Hãng phim I: Giá như biết phim khá thế đã tìm thêm kinh phí để Sinh mệnh được làm hậu kỳ ở nước ngoài cho phần kỹ thuật bằng anh bằng em (Tuổi Trẻ ngày    10/11/2007) cũng có thể nói lên nhiều điều.

Những câu hỏi không có lời giải

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Câu nói của NSƯT Tất Bình là sự "tiếc nuối" của người lãnh đạo hay đó là sự chưa "quyết liệt" và thiếu niềm tin với những dự án của nhân viên mình? Và con số chi ra cho những đoàn làm phim liệu vẫn có thể "xoay xở" để anh em bớt cực nhọc? Một chi tiết thú vị là phó đạo diễn của Sinh mệnh là Nguyễn Mạnh Hà - người đã phải góp mặt trong một cảnh quay với vai diễn quần chúng trong phim là một thương binh bị bom nổ làm vỡ khoang bụng - giờ cũng đã đi làm đạo diễn của chương trình truyền hình thực tế Lovebus để mưu sinh. Liệu sẽ còn bao nhiêu người "quyết chết" để giữ cho mình một đam mê làm điện ảnh thay vì rẽ ngang để lo chuyện "cơm áo gạo tiền"? Trong khi những dự án "động trời" với kinh phí lên đến hàng chục tỉ của những bộ phim chào mừng Đại lễ thì lại được dăm bảy đạo diễn nhắm đến với những tranh cãi liên miên. Vẫn biết phải có nhiều tiền thì mới làm được phim lịch sử nhưng có ai dám chắc tiền nhiều phim sẽ hay hoặc nếu có ai nghi ngờ rằng vì "hũ gạo to" nên ai cũng muốn "sa vào" thì liệu có thể "phản bác"?

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Vậy nên, chừng nào những câu hỏi, những thắc mắc về chuyện kinh phí được giải đáp chừng đó những câu chuyện về ôtô, máy bay mô hình sẽ chỉ còn là những kỉ niệm đã qua về một thời "khốn khó".

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục