Đất nước mở cửa, song song với sự phát triển về kinh tế là những giao thoa văn hóa. Các trào lưu, làn sóng văn hóa của thế giới cũng theo sự mở cửa tràn vào nước ta. Và như một quy luật tất yếu, bên cạnh những tinh hoa văn hóa cũng đi kèm không ít những dạng văn hóa xa lạ với truyền thống dân tộc, thậm chí đôi khi còn phi văn hóa, đồi trụy…

 

Những năm gần đây, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các dạng phi văn hóa, mạo danh văn hóa để truyền bá lối sống thác loạn, đi ngược với thuần phong mỹ tục cũng dần được người dân nhận thức, xa lánh và đào thải. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều loại văn hóa ngoại lai mà sự nhìn nhận tốt xấu vẫn còn có sự khác biệt. Điển hình nhất có thể kể đến trào lưu “Free Hugs”, khi vào Việt Nam được gọi là “Vòng tay yêu thương”. Những người tham gia sẽ ôm bất cứ ai trên đường với mong muốn thông qua những cái ôm đó mang con người lại gần với nhau, thông cảm, chia sẻ hơn. Ý tưởng của trào lưu này khá hay nhưng đó là khi đặt ở môi trường văn hóa phương Tây nơi cái ôm vốn dĩ là một hành động giao tiếp thông thường. Vào Việt Nam, nơi môi trường văn hóa hoàn toàn không tồn tại hình thức giao tiếp xã giao là ôm nhau thì trào lưu trên lại trở nên phản cảm, dễ bị xem là lợi dụng. Đó là chưa kể với văn hóa Việt Nam cái ôm vốn dĩ lại là hình thức giao lưu tình cảm thân thiết, chỉ có thể dùng với người thân hay với những người yêu nhau. Chính vì thế, những cô gái, chàng trai đứng ngoài đường gặp ai cũng đòi ôm, tạo ra một hình ảnh xấu với đông đảo người qua lại.

Những ngày gần đây, phố phường lại có dịp nhộn nhịp lên vì một nét văn hóa đậm chất phương Tây du nhập vào nước ta vài năm qua, đó là lễ hội ma quỷ Halloween. Tại các trục đường như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên bán đồ chơi dành cho ngày Halloween với những bộ xương người, mặt nạ ma quỷ, mặt nạ người chết, các trang phục ma-cà-rồng…

Lễ hội Halloween phổ biến tại phương Tây như một ngày lễ tạ ơn sau mùa thu hoạch, việc hóa trang thành ma quỷ được xem là một hình thức an ủi, chia sẻ với những ma quỷ để tránh bị phá hoại. Ban đầu, Halloween trong nước chỉ được tổ chức tại các khu vực đông người nước ngoài nhưng dần lan ra như một thú chơi thời thượng. Tuy nhiên, điều đáng nói, khi du nhập lễ hội Halloween, người ta hoàn toàn bỏ quên yếu tố tâm linh mà thuần túy chỉ chạy theo hình thức. Người ta hóa trang thành ma quỷ, càng kinh dị càng tốt chỉ để cho vui, để chứng tỏ sự sành điệu, thậm chí nhiều nơi còn nhân dịp này để tổ chức những cuộc ăn chơi trác táng như ở một bar đã quảng cáo rầm rộ là đêm Halloween ở quán sẽ có “những Vampires với những vũ điệu cực sexy ghê rợn người…”.

“Hòa nhập chứ không hòa tan”, tư tưởng xuyên suốt đó là kim chỉ nam cho văn hóa thời kỳ mới. Thế nhưng, sự giao lưu văn hóa đang đặt ra những thách thức lớn. Chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài nhưng tiếp thu có chọn lọc và như vậy cần lựa chọn những sản phẩm văn hóa phù hợp để không đánh mất bản sắc văn hóa chính mình.

 

                                                                                             Theo SGGP

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục