Trẻ em là tương lai của đất nước

Trẻ em là tương lai của đất nước

(HBĐT) - Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở lên ba”, ở tuổi này, trẻ em đang tập nói, hay bắt chước người lớn từ câu nói, hành động, việc làm… Nếu trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tư duy của trẻ sẽ phát triển theo hướng thông minh, lễ phép và ngược lại nếu không được dạy bảo theo nền nếp từ bé, lớn lên khó đưa vào khuôn phép.

 

Một lần, được cô bạn cùng phố mời cơm nhân dịp sinh nhật cậu con trai tròn một tuổi, vì là hàng xóm thân quen nên tôi đến sớm để cùng phụ giúp gia đình. Những mâm cơm thịnh soạn đã được bày ra với nhiều món đặc sản, trong khi còn đợi khách đến đông đủ, đứa con gái 5 tuổi của cô bạn lăng xăng đi khắp các mâm dùng tay nhón thức ăn thản nhiên. Thấy vậy, tôi nhắc khéo cô bạn sao để con tự do như vậy, bạn tôi cười xoà không có ý nhắc nhở  còn khoe thêm:

 

- Con bé lười ăn lắm, cho nó ăn kiểu ấy thì may chăng còn được một tý chứ nếu ép nó ăn có khi hàng mấy tiếng đồng hồ không xong bát cơm. Cháu nó còn bé, lớn vài tuổi nữa dạy bảo vẫn chưa muộn.

 

Nghe cô bạn phân trần, tôi cảm thấy ái ngại với cách dạy con như vậy. Tôi chợt nghĩ đến câu: “Bé không vin, lớn gãy cành”, đợi vài tuổi nữa liệu có dạy được không?

 

Hiện nay, vì cuộc sống mưu sinh hoặc do công việc, học hành nên nhiều gia đình khi bé mới được 1-2 tuổi, bố mẹ đã thuê ô sin về trông giữ hoặc gửi ông bà nội, ngoại chăm sóc. Việc dạy dỗ con không được quan tâm chu đáo theo nền nếp, tệ hại hơn có đứa trẻ ở với ô sin lâu ngày “bén hơi” nên chẳng theo mẹ.  Chị Thoa ở Lâm Hoá (Lạc Sơn) là giáo viên đang học đại học tại chức tại trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình than phiền: Cả hai vợ chồng cùng đi học đại học mỗi tháng 10 ngày theo lịch,  cho con đi theo không tiện nên phải gửi ông bà nội trông giúp, việc dạy bảo con học hành bị sao nhãng, nhà cửa bề bộn… Bố mẹ ở nhà  kèm cặp, nhắc nhở thì  mọi việc theo nền nếp, xểnh ra lại thói nào, tật ấy.

 

Chị Bình ở phường Chăm Mát (TPHB) chia sẻ: Trẻ con như cái măng, muốn nó vươn thẳng phải uốn ngay từ khi mới mọc, để khi măng già uốn sẽ dễ gẫy. Vì lẽ đó mà ngay từ khi bé Ly mới chào đời, chị đã tập cho con thói quen ăn, ngủ đúng giờ, cả việc vệ sinh cá nhân cũng phải “theo ý mẹ”. Khi bé bắt đầu tập nói, chị dạy con chữ đầu tiên là gọi mẹ, bố, ông bà... Khách đến chơi nhà cho bé quà hoặc bố mẹ cho con ăn, chị dạy con khoanh tay “ạ!” rồi đưa tay ra đón, nếu không chị dứt khoát không cho nhận. Đến tuổi đi nhà trẻ, chị biết ở tuổi này bé dễ bắt chước những câu nói không hay nên chị càng chú ý hơn. Chị bảo: Đúng là trẻ con chúng đã biết điều gì đúng, sai đâu, thấy các anh chị lớn nói bậy là bé nói theo một cách vô tư. Làm cha mẹ ai chẳng thương con nhưng phải rèn rũa, dạy bảo con  ngay từ bé, lớn lên mới thành nếp được.

 

Khi con trưởng thành, cha mẹ càng phải quan tâm hơn từ cách ăn, nói, đi đứng, ăn mặc sao cho hợp thời, hợp cảnh. Gần gũi, chia sẻ cùng con những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. “Thương cho roi, cho vọt…”  nhằm giáo dục con cái theo nếp sống văn hoá của gia đình hiện đại. Đồng thời, cha mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần những lúc con cần. Lúc nào con khó khăn, đã có cha mẹ ở bên chia sẻ như người bạn tin tưởng nhất để con tâm sự mọi chuyện.

 

 

                                                                                      Ngọc Anh   

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục