Mơ thành bác sỹ, từng là giáo viên, cuối cùng, Huỳnh Anh Tuấn cũng rẽ sang một công việc ít nhiều liên quan tới trẻ con, những thiên thần nhỏ mà anh yêu quý hơn tất thảy: Làm "bầu sô" sân khấu, dành riêng một trữ lượng thời gian và tâm sức cực lớn để xây dựng sân khấu rối "Nụ cười" cho thiếu nhi.

 

Thấm thoắt gần 30 năm vướng vào cái nghiệp kịch trường, Huỳnh Anh Tuấn cùng đồng sự đã kịp xây dựng được thương hiệu kịch Idecaf, như một nét nhấn đặc sắc, không trùng lắp giữa đời sống văn nghệ TP HCM.

PV: Idecaf khẳng định thương hiệu, như một sân khấu có chuẩn mực nghệ thuật nhưng vẫn đáp ứng tốt yếu tố thị trường. Đây là điều mà các sân khấu phía Bắc đang lúng túng. Nếu được chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp phía Bắc, anh nói gì?

Huỳnh Anh Tuấn: Công ty Nghệ thuật Thái Dương của chúng tôi có thể hãnh diện là sống được bằng nghề, sống bằng chính sân khấu. Ở TP HCM, một số đơn vị phải mở nhà hàng để nuôi sân khấu, làm phim nuôi sân khấu. Chúng tôi đầu tư hết mình vào các loại hình sân khấu, cả rối, cả sân khấu thiếu nhi, sân khấu người lớn. Bất kỳ điểm diễn nào, chúng tôi cũng được khán giả thương và ủng hộ nhiệt tình. Tôi nghĩ, đồng nghiệp phía Bắc cũng thế, chỉ chăm chăm làm sân khấu, không bị phân tán bởi mục tiêu nào nữa. Thực ra, định hướng nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ có rất nhiều nét tương đồng với chúng tôi.

PV: Thế nhưng, sự thờ ơ của khán giả trong các vở chính kịch vẫn là bài toán nan giải, chưa có đáp án tối ưu ngay cả với Nhà hát Tuổi trẻ?  

Huỳnh Anh Tuấn: Nói về khán giả thì còn phụ thuộc vào khách quan. Công chúng ở trong này khác, công chúng ngoài Hà Nội khác. Xây dựng được một vở diễn đạt giá trị nghệ thuật lại hấp dẫn người xem đã khó, nhưng để khán giả bỏ tiền ra mua vé vào xem vở diễn ấy còn khó hơn. Chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm: Khán giả là thượng đế, và các nghệ sỹ phải nỗ lực tối đa để đem đến cho khán giả những món ăn phù hợp, ngon, bổ dưỡng, đọng lại nhiều dư vị...

"Ông bầu" Huỳnh Anh Tuấn bên các con rối của mình.

PV: Anh nói, khán giả là thượng đế, tức là phải tuyệt đối chiều theo mọi sở thích của khán giả?

Huỳnh Anh Tuấn: Không hẳn thế. Chúng tôi giữ quan niệm, tôn trọng khán giả, phục vụ khán giả, nhưng không chạy theo thị hiếu khán giả. Ví như khán giả có xu hướng thích những vở kịch hài gây cười dễ dãi, nhợt nhạt, mình cũng a dua, hùa vào là không được. Như vậy, lượng khán giả trung thành sẽ rời bỏ mình, thất vọng về mình ngay.

PV: Anh tự tin rằng Idecaf đã xây dựng được một phân khúc khán giả riêng của mình?

Huỳnh Anh Tuấn: Đúng thế. Những người tìm đến sân khấu Idecaf đều là những người muốn được xem những vở chính kịch nghiêm túc, có chiều sâu. Sở trường của chúng tôi là dòng kịch chính luận. Chúng tôi tạo cho mình hướng đi chính thống. Mỗi vở diễn của Idecaf bao giờ cũng được đầu tư công phu, tốn kém. Kể cả làm vở cho thiếu nhi, anh em nghệ sỹ cũng mất rất nhiều công sức, thậm chí, còn phải hao tốn thời gian, tiền bạc gấp nhiều lần vở cho người lớn. Đơn giản, bởi các em thích đẹp, thích không gian được trang hoàng lộng lẫy, bắt mắt, sinh động ngay từ lối vào nhà hát.

Chinh phục được khán giả nhỏ tuổi, đôi khi còn cam go, khốn khó hơn nhiều. Nhưng, điều đấy là xứng đáng, vì để tạo được cho các em những xúc cảm thẩm mỹ cao đẹp, để các em nhận thức cái tốt, cái xấu, biết bênh vực điều thiện, phản đối điều ác, thì có tốn kém kinh phí đến đâu, chúng tôi cũng chấp nhận.

PV: Kịch chính luận nghiêm cẩn, chỉn chu vẫn có thể bán vé tốt, nếu có kịch bản hay, đạo diễn giỏi và diễn viên ngôi sao. "Cơn sốt" "Bí mật vườn Lệ Chi" trên sân khấu Idecaf thời gian trước đây là ví dụ?

Huỳnh Anh Tuấn: Đúng là trong "Bí mật vườn Lệ Chi", chúng tôi may mắn có Thành Lộc, Hồng Ánh, Hữu Châu, Thanh Thủy, những tên tuổi đủ để kéo khán giả đến nhà hát. Đấy thực sự là những "ngôi sao", những người có thể đốt cháy chính mình thắp sáng cho vai diễn. "Bí mật vườn Lệ Chi" lại là bản quá chuẩn mực của nhà văn Hoàng Hữu Đản xoay quanh nỗi đau ngàn đời của một bậc trí giả, một kẻ sỹ, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Đấy chính là nền tảng hấp dẫn, giúp vở diễn tồn tại được lâu đến thế trong đời sống văn nghệ thành phố.

PV: Xem ra, các "ngôi sao" của Idecaf còn thiếu nhiều danh hiệu. Ví như Thành Lộc chưa được phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, Thanh Thủy chưa là Nghệ sỹ ưu tú. Vậy đợt này, các nghệ sỹ có làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu?

Huỳnh Anh Tuấn: Nhiều anh em nghệ sỹ trong thành phố hay nói vui, có danh hiệu trưng trên băng rôn, xem ra lại khó bán vé. Với Thành Lộc, có thêm danh hiệu NSND, anh ấy cũng không thể làm nghệ thuật tốt hơn những gì đã làm và đang làm. Cả đời Lộc đã sống vì sân khấu, vắt kiệt sức mình để lao động nghệ thuật. Nói vậy, nhưng cá nhân tôi, tôi cũng mong rằng, các nghệ sỹ phải nhận được những điều họ xứng đáng được nhận.

PV: Cảm ơn anh và hy vọng, may mắn sẽ luôn đồng hành với sân khấu Idecaf và các nghệ sỹ.

 

                                            Theo CAND


 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục