Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường.

Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường.

Với nhiều địa phương có cồng chiêng - tất nhiên trong đó có các tỉnh Tây Nguyên - việc đưa văn hoá cồng chiêng vào trường học để giảng dạy như là một môn học đang còn là vấn đề gây tranh cãi trong giới nhà giáo và cả các nhà nghiên cứu văn hoá.

 

Ngay sau khi không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại, vấn đề giảng dạy môn văn hoá cồng chiêng đã được đặt ra cho các trường học, trước hết là hệ thống trường học ở Tây Nguyên. Đến cuối năm 2010, đã có hai tỉnh đưa môn văn hoá cồng chiêng vào một số trường điểm. Từ năm học 2009 - 2010, ngành giáo dục Kon Tum đã thực hiện thí điểm chương trình giảng dạy bộ môn văn hoá cồng chiêng, phối hợp ngành văn hoá xuất bản các công trình về hát dân ca, về các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian của Tây Nguyên - đặc biệt là Kon Tum - để giới thiệu đến học sinh.

Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường.  Ảnh: K.D
Vốn văn hoá cồng chiêng vẫn chưa được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường. Ảnh: K.D

Còn tại tỉnh Gia Lai, mới đây, bộ môn văn hoá cồng chiêng cũng đã được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Mang Giang với hình thức thử nghiệm. Tuy ở dạng thử nghiệm, nhưng tại trường này hiện có đến 5 đội cồng chiêng và 5 đội múa xoang thuộc 4 khối lớp đều đặn luyện tập mỗi tuần hai buổi, dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân do nhà trường mời về lên lớp. Không chỉ học sinh, mà một số thầy - cô giáo cũng tham gia làm “học sinh” của các nghệ nhân này.

Rõ ràng, việc đưa vào giảng dạy bộ môn văn hoá cồng chiêng trong các trường học hiện đang nhận được sự đồng tình của nhiều người, trong đó có cả chính quyền địa phương. Song, một số ý kiến còn phân vân vì hầu như hiện nay, số nghệ nhân cồng chiêng của Tây Nguyên không đủ nhiều để môn học này có thể giảng dạy đại trà. Trong thực tế, một số trường đưa bộ môn văn hoá cồng chiêng vào giảng dạy, nhưng chỉ ở mức thử nghiệm, vừa giảng dạy và vừa hoàn chỉnh giáo trình...

Còn nhớ cách nay chưa lâu, tại một hội thảo khoa học về cồng chiêng mang tính khu vực Đông Nam Á, từ thực tế của một vài quốc gia lân cận (mặc dầu không gian cồng chiêng của họ chưa được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại), một số nhà khoa học và giáo dục của VN đã đề nghị đưa môn học văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học chính thống. Sau nhiều ý kiến tranh luận, hầu hết các đại biểu đều thống nhất rằng nên đưa bộ môn vào giảng dạy trong nhà trường, nhưng chỉ là một môn học ngoại khoá. Lý do được đưa ra là hiện nay, điều kiện về giáo viên và hệ thống sách giáo khoa về âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc cồng chiêng, chưa thật hoàn chỉnh, nên việc dừng bộ môn này ở mức như một môn học ngoại khoá là hợp lý hơn.

Hiện đã là năm thứ năm kể từ khi không gian văn hoá công chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Từng ấy năm chắc là đủ thời gian để cho ngành giáo dục của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, chọn lựa cho mình một cách làm hợp lý trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục