“Tôi có năng khiếu, lại được đào tạo bài bản nhưng phải mất nhiều năm hát ở đài phát thanh và biểu diễn trên sân khấu mới được người trong giới công nhận là ca sĩ, còn bây giờ nhiều người không có năng khiếu và cũng chỉ bỏ ra vài tuần thuê thầy luyện giọng và ra album là có thể trở thành ca sĩ. Chưa bao giờ trở thành ca sĩ lại dễ như bây giờ”- một NSND tâm sự...

 

Đó không chỉ là câu chuyện của chỉ riêng nghệ sĩ này, mà còn là câu chuyện chung của thị trường giải trí hiện nay và của những thế hệ nghệ sĩ chân chính đã từng trải qua để đạt được thành công hôm nay.

Cùng chia sẻ thị phần...

Thị trường giải trí phát triển, nhiều người mong ước thành sao  sẽ có  hệ quả tất yếu “có cầu ắt có cung”. Nếu trước đây việc đào tạo ca sĩ, diễn viên chỉ độc quyền do các trường như ĐH Sân khấu Điện ảnh, Nhạc viện, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thì giờ thị phần đã được chia với các lò luyện.

Để có được chức danh NSƯT, tôi cũng đã trải qua thời gian học và rèn luyện 15 năm, hoạt động và cống hiến nghệ thuật 14 năm. Và để trở thành một nghệ sĩ thực thụ không chỉ cần có năng khiếu mà còn cần đến thời gian trau dồi và rèn luyện.  (NSƯT Tạ Minh Tâm - Trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP.HCM)

Số đông bạn trẻ mơ ước thành người của công chúng hiện nay không chọn các trường nghệ thuật  mà chọn các lò tư để  thực hiện ước mơ của mình.

Đơn giản vì các lò tư thời gian học ngắn, không phải thi đầu vào, không cần phải thể hiện mình là người có năng khiếu. Mọi sự đều có lý của nó. Học lò luyện ca sĩ mất khoảng 6-9 tháng, mỗi tháng khoảng từ 2-4 triệu đồng chưa kể tiền lăng xê từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.

Trong khi đó học tại các trường chính quy từ hệ trung cấp (11 năm còn 9 năm), đại học (5 năm còn 4 năm), cao học (3 năm còn 2 năm) của Nhạc viện đã mất đi 15 năm. Lò luyện diễn viên kịch, điện ảnh cũng chỉ vài tháng so với việc phải ngồi ghế giảng đường Sân khấu Điện ảnh 2-3 năm. Để so sánh về thời gian và tiền bạc của lò luyện và trường chính quy thì quả là khập khiễng, vấn đề đáng suy nghĩ là khi thị phần đã được chia thì liệu chất lượng đào tạo có được đảm bảo?

Nhìn vào thị trường giải trí hiện nay, thấy ngay công thức đơn  giản mà các lò luyện đang khai thác và tung  vào thị trường là  ca sĩ  = tiền + công nghệ lăng xê + ngoại hình tạm... ổn + có thể... hát. Đào tạo vài tháng là đã trở thành ca sĩ. Khởi đầu là hát phòng trà, nhà hàng, những  chương trình cấp... khu phố, thậm chí đám cưới.

May mắn gặp được một ông bầu có túi tiền rủng rỉnh, sẽ đặt chân vào các show đi tỉnh  hát lót  trong các chương trình có các giọng ca đang được mến mộ. Người có nhan sắc dễ nổi hơn. Bởi hát nhép vẫn là hiện tượng khá phổ biến ở show đi tỉnh, cho dù các cơ quan chức năng khá gắt gao với hiện tượng lừa người xem này.

Và cũng bởi vẫn còn phổ biến  tình trạng hát nhép nên đôi khi người đẹp chỉ cần nhép môi, còn việc hát thì đã có đĩa  thu âm giải quyết.  Dường như cái danh “ca sĩ”  hiện nay không còn  là cái danh dành riêng cho những giọng ca có tài, có tâm, đam mê với nghề hát như xưa. Bây giờ, ai cũng có thể tự xưng là ca sĩ, thậm chí tìm mọi cách để nổi lên với tư cách là ca sĩ, kể cả việc tạo scandal bằng những việc mà nếu có  lòng tự trọng không ai dám làm- khỏa thân, tung ảnh “nóng” lên mạng...

Vì thế mà chẳng có gì lạ khi có người chỉ hát 1 bài  đã được quảng bá rầm rộ là ca sĩ như  ca sĩ trẻ... Vĩnh Thuyên Kim.  Và những ca sĩ dạng này đều là sản phẩm của các lò luyện sao đặt mục tiêu lợi nhuận  cao  hơn chất lượng đào tạo.

... và những hệ quả

Các trường đào tạo  nghệ thuật công lập chuyên nghiệp có thế mạnh  là thương hiệu với thành tựu đã đào tạo được nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng cho đất nước  hiện tại đang gặp nhiều khó khăn.

Với đồng lương ít ỏi của giảng viên các trường nghệ thuật công lập thì những trường hợp giảng viên bỏ ra dạy ngoài, mượn danh trường mở lò hay dạy qua loa khi ở trường là không tránh khỏi. 

Hiện nay, Nhạc viện TP.HCM có khoảng 250 học sinh, sinh viên thanh nhạc các hệ đang theo học.

Theo bà Văn Thị Minh Hương - Giám đốc Nhạc viện TP.HCM cho biết: “Vì đặc thù của Nhạc viện một thầy dạy một trò nên trường có khoảng hơn 200 giảng viên, trong đó giảng viên biên chế có khoảng 90 người.

Trong 3 lĩnh vực âm nhạc (dân tộc, cổ điển, nhạc nhẹ) thì tại TP.HCM nhạc nhẹ chiếm ưu thế lớn. Trường cũng đã có những lớp đào tạo ca sĩ nhạc nhẹ để phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội”.

Bà cũng cho biết, trường đã phát hiện và xử lý một vài trường hợp mượn danh trường để tổ chức các hoạt động biểu diễn cá nhân bên ngoài trường. Theo quan điểm của Nhạc viện TP thì không cấm giáo viên mở hay dạy lò ngoài nhưng trường phản đối chuyện mượn danh tiếng của Nhạc viện TP cho các hoạt động mang mục đích cá nhân.

Chiếm đông học sinh nhất của trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM là khoa Diễn viên Kịch & Điện ảnh, hiện có khoảng 225 em đang theo học ở 3 lớp hệ Trung cấp và 6 lớp hệ Cao đẳng.

Tuyển sinh năm 2010, trường chỉ tuyển 125 sinh viên trong số gần 1.300 thí sinh dự thi. Giáo viên thuộc biên chế cũng chỉ gần 70 giảng viên, chưa kể đến những nghệ sĩ nổi tiếng có kinh nghiệm mời đến giảng dạy.

Theo bà Phan Bích Hà - Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM thì trường cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ sở vật chất, đào tạo hiện nay cho sinh viên rất hiện đại nhưng học phí trường công lập không cao, sinh viên những khoa nghệ thuật tuyển ít.

Chia sẻ về vấn đề các lò luyện, bà Hà cho rằng: đó là điều tất yếu khi xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật, nhu cầu giải trí được nâng cao. Chúng tôi không cổ súy cũng không ủng hộ. Nhưng khi có nhiều lò mọc lên thì cũng sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nơi đào tạo.

Chính vì vậy mà trường cũng đã nâng cao chất lượng dạy hơn để vẫn giữ được uy tín của trường và chất lượng sinh viên. Ngoài năng khiếu của sinh viên, trường Sân khấu Điện ảnh có nhiệm vụ đào tạo cho các em những kiến thức cơ bản để thành những nghệ sĩ chứ không phải là các thợ diễn”.

 

                                                            Theo BaoVanHoa

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục