Năm 2010, theo thống kê chưa đầy đủ, điện ảnh Việt Nam sản xuất được 18 bộ phim truyện nhựa. Ðây là con số cao nhất về số lượng phim truyện nhựa được sản xuất trong một năm mà điện ảnh nước nhà đạt được trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Bên cạnh đó, các mảng phim tài liệu khoa học, phim hoạt hình, phim truyện truyền hình cũng có những nỗ lực khởi sắc về số lượng và chất lượng. Cũng trong năm 2010, điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Liên hoan Phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất, cùng với chùm phim truyện về đề tài hiện đại của Việt Nam được Viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ chọn giới thiệu trên đất Mỹ và đạo diễn, NSND Ðặng Nhật Minh được điện ảnh nước này, Hô-li-út, vinh danh là đạo diễn có đóng góp xuất sắc cho điện ảnh dân tộc Việt Nam. Hai sự kiện trên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham khảo ý kiến 112 nhà báo, phóng viên bình chọn vào mười sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật năm 2010.

 

Từ bức tranh toàn cảnh điện ảnh dân tộc năm 2010 nhìn rộng ra các hoạt động điện ảnh, nhất là trong khu vực sản xuất phim của những năm gần đây khi Luật Ðiện ảnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðiện ảnh đi vào đời sống thì thấy rõ một điều là, dòng phim đi cùng truyền thống lịch sử văn hóa và hiện thực sôi động của đất nước hôm nay vẫn là dòng phim có nhiều thành công hơn cả, thu hút nhiều trí lực và sự đam mê của văn nghệ sĩ điện ảnh hơn cả. Ðó là các phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công (Cánh diều vàng Hội điện ảnh Việt Nam (HÐAVN), Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN), Người đàn bà mộng du (Bông sen vàng LHPVN, giải Ðặc biệt LHP châu Á - Thái Bình Dương), Hà Nội Hà Nội (Bông sen vàng LHPVN, Cánh diều vàng HÐAVN), Huyền thoại bất tử (Giải diễn viên xuất sắc nhất LHP Kim Kê - Bách Hoa, Trung Quốc), Chuyện của Pao (Giải đặc biệt LHP châu Á - Thái Bình Dương, Bông sen bạc LHPVN), Sống trong sợ hãi (Giải đặc biệt LHP châu Á - Thái Bình Dương, giải đạo diễn xuất sắc HÐAVN), Trái tim bé bỏng (Giải diễn viên nữ xuất sắc HÐAVN), Trăng nơi đáy giếng (Giải diễn viên nữ xuất sắc nhất điện ảnh châu Á, LHP quốc tế Ðu-bai), Ðừng đốt (Giải khán giả bình chọn cho phim hay nhất LHP quốc tế Fu-ku-ô-ka, Bông sen vàng LHPVN, Cánh diều vàng HÐAVN), Rừng đen (Bông sen bạc LHPVN, giải nhất LHP môi trường)...; Thang đá ngược ngàn (Bông sen vàng LHPVN, Cánh diều vàng HÐAVN), Chốn quê (Giải phim ngắn hay nhất LHP châu Á - Thái Bình Dương), Luôn ở bên con (Giải phim tài liệu hay nhất LHP quốc tế Việt Nam lần I), Những nẻo đường công lý (Giải đặc biệt LHP châu Á - Thái Bình Dương, Cánh diều vàng HÐAVN)... Từ các kết quả của các bộ phim gần đủ các thể loại nêu trên, cho thấy những tác nhân quan trọng làm nên thành công của dòng phim này.

Trước hết, truyền thống lịch sử văn hóa Việt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam là một mảng đề tài vô cùng phong phú. Mỗi thời đại, thậm chí mỗi thời khắc lịch sử đã có vô vàn hình tượng nhân vật, những căn nguyên cốt truyện, những tinh thần thời cuộc... tạo cơ hội cho nhà làm phim 'nẩy mầm' ý tưởng và niềm tin sáng tạo. Con người Việt Nam với những phẩm chất rất Việt Nam của mình, tự thân đã là một hình mẫu nghệ thuật độc đáo. Vì thế, từ năm 1961, khi xem bộ phim Lửa trung tuyến của Việt Nam, nhà điện ảnh nổi tiếng người Pháp, GS, TS G.Xa-đun đã nhận xét: 'Nằm giữa hai nền văn hóa lớn là Ấn Ðộ và Trung Quốc, tôi nghĩ văn hóa Việt Nam chắc bị tác động rất nhiều. Thế mà khi xem phim của các bạn, tôi đã khoan khoái thấy rằng, nó không Ấn Ðộ mà cũng không Trung Quốc'. Và mới đây, đạo diễn nổi tiếng Hô-li-út Ph.Noi, Chủ tịch Hội đồng giám khảo phim truyện LHP quốc tế Việt Nam lần thứ nhất đã phát biểu ý kiến: 'Chúng tôi rất bí đề tài còn các bạn thì khác, vô cùng phong phú, kỳ lạ và nhân ái. Tôi chỉ có thể làm được Người Mỹ trầm lặng ở Việt Nam, ngay cả ở Hô-li-út cũng không thể'.

Tác nhân thứ hai, theo chúng tôi, là các văn nghệ sĩ điện ảnh nước nhà là những người 'cùng xương thịt với nhân dân' (Xuân Diệu). Có người là chiến sĩ theo đúng nghĩa cao đẹp của nó, có người sinh sau đẻ muộn hơn nhưng cũng luôn mang trong mình dòng máu chiến sĩ của ông cha, của đồng bào, đồng chí. Vì thế sự sáng tạo và ý thức trách nhiệm của công dân luôn là sự hỗ trợ cho nhau, luôn tìm được sự đồng cảm số đông từ phía tiếp nhận. Ðiều đó cắt nghĩa vì sao ở các thời điểm dữ dội nhất của lịch sử, ở các môi trường thử thách cam go nhất của sự lựa chọn sinh tử lại thường sản sinh ra những bộ phim có giá trị lâu bền. Ðúng vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, điện ảnh nước ta đã có các phim: Chung một dòng sông, Nổi gió, Ðường về quê mẹ, Lửa trung tuyến, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Cánh đồng hoang, Vùng gió xoáy, Bao giờ cho đến tháng mười, Hồi chuông màu da cam...; trong xây dựng xã hội chủ nghĩa ở hậu phương thì có: Người về đồng cói, Chuyến xe bão táp, Chuyện vợ chồng anh Lực, Người đi tìm đất...; trong thời kỳ đổi mới thì có: Giải hạn, Bến không chồng, Cây bạch đàn vô danh, Cầu thang tối...; trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thì có: Ðừng đốt, Trăng nơi đáy giếng, Huyền thoại bất tử, Sống trong sợ hãi...

Một tác nhân nữa cũng hết sức quan trọng là Ðảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách kịp thời nhằm củng cố và phát triển điện ảnh dân tộc. Trong các chính sách đó, việc đặc biệt ưu tiên khuyến khích các đề tài mũi nhọn; chăm chút biểu dương, tạo điều kiện cho các năng khiếu phát triển thành tài năng đã tạo được sự phấn chấn cho các nghệ sĩ bộc lộ khả năng của mình. Phải khi có tác phẩm còn 'vướng' về một điều gì đó thì tập trung 'tháo cởi' có lý, có tình. Bởi thế, trong nghệ thuật điện ảnh hầu như không có 'vùng cấm', không có tác phẩm xuất sắc nào không có điều kiện đến với khán giả trong nước và với sinh hoạt điện ảnh quốc tế.

Năm 2009, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã có tác dụng vô cùng quan trọng đến văn học, nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng. Các nội dung của Nghị quyết đã gắn kết sản xuất và phổ biến phim thành một mạch liên hữu cơ, cổ vũ khuyến khích các đề tài mũi nhọn hiện thực của đất nước, tôn vinh các tài năng. Tinh thần đó cộng với các hành lang pháp lý được xác định trong Luật Ðiện ảnh và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ðiện ảnh, là những bảo đảm cho dòng phim đã gắn bó máu thịt với nhân dân, với đất nước hơn một nửa thế kỷ qua.

Tác nhân cuối cùng theo chúng tôi là điện ảnh nước nhà phải luôn biết ơn các thế hệ khán giả Việt Nam luôn đồng hành chân tình công tâm và nồng nhiệt với dòng phim đề tài mũi nhọn. Tình cảm này có tác động rất lớn đến tầm nhìn, đến nhiệt huyết sáng tạo của các nhà làm phim.

Ngày nay, Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế để xây dựng một nền công nghiệp điện ảnh. Sẽ có rất nhiều khuynh hướng tìm tòi sáng tạo, sẽ có nhiều lập ngôn nghệ thuật, sẽ có nhiều cách thể hiện tác phẩm xuất hiện trong quá trình này. Tuy nhiên, dòng phim đã và đang thành công trong hiện thực lịch sử và văn hóa đất nước, trong đời sống thực tiễn đương đại không vì vậy mà mất đi lợi thế. Dòng phim đó lại càng có nhiều cơ hội, thử thách để tự đổi mới, để khởi sắc và phát triển bền vững.

 

                                                                                   Theo ND

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục