Gia đình chị Hà Thị Ngọ xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.

Gia đình chị Hà Thị Ngọ xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.

(HBĐT)- Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn. Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành – Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.

 

Xóm Văn hiện có 92 hộ với 369 khẩu, chủ yếu là bà con người dân tộc Thái. Theo những tài liệu mà các cụ cao niên trong xóm còn lưu giữ, xóm Văn được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIV, nguồn gốc người Thái ở đây là di cư từ Bắc Hà (Trung Quốc) xuống. Do đó, xóm Văn có những bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của người Thái đã được lớp lớp thế hệ con cháu lưu giữ lại như hoạt động Xên bản mỗi năm một lần, làm cơm mới (tức là chin kháu mờ) và một số phong tục truyền thống trong lễ cưới, tang ma. Từ những năm 2000 lại đây, nhân dân xóm Văn đã cùng đoàn kết chung tay xây dựng đời sống mới. Năm 2001, xóm đã xây dựng hương ước thôn bản và được UBND huyện Mai Châu phê duyệt, công nhận. Ngoài ra, hương ước của họ Hà và họ Lò được xây dựng từ năm 1999 tiếp tục thực hiện.

 

Hương ước KDC được xây dựng là tiền đề trong xây dựng đòi sống văn hoá mới. Ngày nay, lễtết được tổ chức trang nghiêm, giảm bớt, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu mê tín dị đoan như ốm đau đến bệnh viện khám - chữa bệnh. Ma chay có ban tang lễ điều hành, không để người quá cố trong nhà quá 48h. Việc cưới diễn ra vui vẻ, không thách cưới, tổ chức liên hoan tuỳ điều kiện của hai bên gia đình. Các phong trào như văn hoá, giáo dục được phát triển, con cháu trong độ tuổi đều được đến trường, nhân dân được quan tâm khám - chữa bệnh theo định kỳ. Hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, tạo đời sống lành mạnh. Cơ sở hạ tầng KDC được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá đến 100% hộ gia đình. Phong trào tự quản môi trường duy trì góp phần làm cho đường làng ngõ xóm thường xuyên được vệ sinh, có khu xử lý rác tập trung, bể nước sinh hoạt cộng đồng…. KDC không có tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được hạn chế.

 

Với phương châm “xây dựng đời sống văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc truyền thống”, hiện nay, 100% gia đình người Thái của bản Văn đều đang ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Cả xóm có 91 hộ người Thái có tới hơn 70 hộ vẫn còn giữ được khung cửi, duy trì dệt thổ cẩm.  Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái vẫn được các bà, các mẹ, chị thường xuyên sử dụng. Những món ăn truyền thống như các món đồ, luộc…được lưu giữ ngay trong bữa cơm của mỗi hộ gia đình. Đặc biệt, tập quán ăn tết cơm mới vẫn được các hộ gia đình lưu giữ. Khi thu hoạch vụ chiêm hoặc vụ mùa, các hộ gia đình tổ chức ăn cơm mới để cầu may và mừng ngày mùa thắng lợi. Sau khi cúng xong, gia đình gói gói cơm nếp kèm theo muối trắng cho con trâu hoặc bò ăn trước để trả công cày, bừa, sau đó lấy một nắm xôi cho con chó trong nhà ăn với ý nghĩa lấy đi phần rủi ro của gia đình. Sau đó mới bày mâm cỗ mời anh em, họ hàng, làng xóm đến mừng sang vụ mới được mùa nhiều hơn năm cũ.

 

Năm 2002, xóm Văn được đạt “Làng văn hoá”, từ đó đến nay, xóm đã giữ vững được danh hiệu này 8 năm liền và là một trong số những làng văn hoá tiêu biểu của huyện Mai Châu. Xóm có 83/92 hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá (chiếm tỷ lệ 90%), trong đó có 39 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục. Thu nhập bình quân của xóm đạt 12 triệu đồng/người/năm, toàn xóm chỉ còn 5 hộ nghèo.

                                                                         

                                                                     Dương Liễu

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục